[Kỳ 2] Nghề Luật - Học và trở thành một Chuyên viên pháp chế
Trong thời buổi mở cửa hiện nay, số tiền đầu tư của các doanh nghiệp được tăng cao nhưng cũng kèm theo các mối lo về pháp lý trong công việc kinh doanh. Để tạo sự an tâm, các công ty, doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng tuyển dụng những nhân sự tư vấn Luật để tránh tình trạng "nước tới chân mới nhảy". Vì thế, chuyên viên pháp chế đang nổi lên là một công việc rất có tiềm năng hiện nay.
Những người "lèo lái" trong âm thầm
Nền kinh tế Việt Nam đang tích cực hội nhập và mở cánh cửa chào đón đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng đang bắt đầu có những bước phát triển rất nhanh và hợp thời cuộc để tránh bị đào thải. Nhưng tăng trưởng cũng đi kèm với nhiều mối lo như việc không hiểu rõ các quy định về pháp lý, hợp đồng có chứa các điều khoản bất lợi, ...
Cũng chính vì lẽ đó, nhiều công ty đã bắt đầu thành lập các phòng ban pháp lý trong công ty. Với các chuyên viên pháp chế nội bộ hiểu rõ các công việc trong công ty, những nhà đầu tư đã bắt đầu có thể an tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang trở thành "sự sống còn" đối với một doanh nghiệp. Họ trở thành những nhân tố quyết định. Đồng thời âm thầm "lèo lái" công ty ra khỏi những tình huống khó khăn trong lĩnh vực pháp lý.
Làm việc trong các phòng ban pháp lý, những chuyên viên pháp chế luôn giữ trách nhiệm lớn trong một công ty (Hình từ Internet)
Những tiếng nói có "trọng lượng"
Làm việc trong lĩnh vực lớn và liên quan trực tiếp tới Pháp Luật, điều tất nhiên là họ sẽ được coi trọng hơn các lĩnh vực khác một phần. Họ xuất hiện khi công ty sắp ký kết hợp đồng, xuất hiện trong các thương vụ đàm phán, hay thành lập doanh nghiệp. Họ xuất hiện khi công ty vướng vào các vấn đề rắc rối hay có tranh chấp quyền sở hữu về tài sản đối với các công ty khác. Trong nhiều trường hợp thì chuyên viên pháp chế chính là người nắm vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán và thương lượng ...
Ví dụ như trong một số trường hợp chúng tôi từng gặp qua, có một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định :
"Chỉ cần chuyên viên pháp chế nhíu mày nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy, vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng".
"Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty, là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao..."
Chuyên viên pháp chế cũng có chức năng tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền để giải trình. Chính vì vậy, họ trở thành những tiếng nói "có trọng lượng" trong chính nội bộ công ty, doanh nghiệp.
Nói có người nghe, đe có người sợ. Không có doanh nghiệp, công ty nào dám bỏ qua lời tư vấn của những chuyên viên pháp chế trước khi đưa những quyết định lớn (Hình từ Internet)
Trở thành một chuyên viên pháp chế từ khi còn là học sinh cuối cấp, bắt đầu như thế nào ?
Chuyên viên pháp chế - công việc này chỉ cần có bằng cử nhân Luật là có thể bắt đầu làm. Nhưng mức lương thường thấp và cơ hội thăng tiến không cao. Khi tuyển chuyên viên pháp lý, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những người đã qua trải nghiệm, từng va chạm với nhiều tình huống. Ngoài ra, ứng viên còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. "Chúng tôi không chỉ cần một người tư vấn luật mà còn cần cả người đủ tư cách đại diện cho mình khi cần thiết", một giám đốc lý giải.
Vì vậy, bạn nên trở thành một Luật sư trước khi trở thành một Chuyên viên pháp chế. Hãy cùng tham khảo qua các bước sau :
Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại Học chuyên ngành Luật.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.
Như ở kỳ 1 chúng tôi đã nói, ở Việt Nam về đào tạo ngành Luật thì có rất nhiều trường. Nổi bật nhất vẫn là 2 cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam như ĐH Luật Hà Nội (Bộ Tư Pháp) và ĐH Luật TP.HCM (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra, còn rất nhiều khoa luật của các trường Đại Học khác như ĐH Kinh Tế - Luật TP.HCM, Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Luật Vinh, ĐH Luật Huế, Khoa Luật ĐH Cần Thơ, ĐH Mở TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Ngoại Ngữ & Tin Học (HUFLIT),..
Mức điểm ở các trường đào tạo chuyên ngành Luật thường dao động từ 17.5 - 28 điểm. Đối với các bạn sinh viên có sức học khá, giỏi thì đây vốn là một mức điểm có thể "chấp nhận được" vì không quá thử thách, cũng không quá dễ dàng.
Đối với những bạn sinh viên có học lực chỉ ở ngưỡng trung bình - khá nhưng vẫn thấy thích thú với nghề Luật, Huflit gần như là một lựa chọn không thể bỏ qua. (Hình từ Internet)
Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật.
Thông thường chúng ta sẽ mất bốn năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân. Đối với nghề Chuyên viên pháp chế, để thành công trong công việc thì nằm lòng kiến thức luật là không đủ. Bạn phải luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước. Mọi biến động của thị trường có sự tham gia của công ty đều phải nắm bắt nhằm có sự ứng phó kịp thời, có sự tham vấn thiết thực cho nội bộ.
Làm được điều này, chính mỗi chuyên viên pháp lý đã thể hiện bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp, năng động của một chuyên viên pháp lý đầy tiềm năng. bạn đặc biệt phải tự rèn luyện nhiều tố chất như khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích và cả cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng.
Đồng thời, bạn phải tự chứng minh điều đó qua thành tích học tập của chính bản thân mình. Những Chuyên viên pháp chế giỏi thường tốt nghiệp với tấm bằng đạt loại giỏi, hoặc khá và đều sở hữu mức GPA cao, cũng như các kỹ năng làm việc thuần thục mà họ có được từ khi còn đang theo học.
Bước 3 : Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư.
Ở Việt Nam, các cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học. (quy định hiện hành được học trong 12 tháng so với trước đây là 18 tháng), nhưng bù lại thì thời gian tập sự đã được nâng lên là một 12 tháng. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lớp đào tạo Luật Sư.
Bước 4 : Trải qua kỳ tập sự Luật Sư tại một tổ chức hành nghề Luật Sư
Sau khi trải qua lớp đào tạo thì các bạn sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư tại học viện tư pháp. Lúc này các bạn có thể làm hồ sơ tập sự tại các công ty luật hoặc văn phòng luật sư. Thời gian tập sự như đã đề cập ở trên là 1 năm. Việc tập sự cũng sẽ có lương như đi làm tùy vào thỏa thuận của mỗi người với văn phòng. Thực tế có nhiều văn phòng thu phí nhưng cũng có nhiều văn phòng không thu phí tập sự Luật sư.
Khi tập sự xong thì bước quan trọng là kiểm tra kết thúc tập sự. Đây là bước quan trọng nhất khi bạn muốn trở thành một Luật Sư vì việc thành bại đều diễn ra vào giai đoạn này. Các bạn sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra tập sự của Bộ Tư Pháp , nếu qua được kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Đến đây thì con đường trở thành luật sư đã gần như hoàn thành.
Bước 5 : Đạt điểm tại kỳ kiểm tra sau khi kết thúc tập sự hành nghề Luật Sư
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự tại một văn phòng Luật bất kỳ, người tập sự sẽ được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu họ không đạt điểm theo quy định thì sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng)
Bước 6 : Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư.
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp và thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp. Đây là bước cuối cùng và khi hoàn thành thì bạn đã trở thành một Luật sư thực thụ. Khi vào một đoàn luật sư, luật sư mới sẽ phải đóng quỹ đoàn và phí luật sư trong năm đầu tiên. Có đoàn luật sư thì chi phí ít, có đoàn thì chi phí nhiều, cụ thể như đoàn luật sư Hà Nội có mức tổng chi phí khi tham gia đoàn luật sư vào khoảng 15.000.000 VNĐ (đã bao gồm phí luật sư năm đầu tiên 2.400.000 VNĐ/năm)
Về nguyên tắc làm pháp chế doanh nghiệp không yêu cầu phải là luật sư. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp lớn thường chọn tuyển dụng người đã là luật sư vì họ cần người hành nghề luật có chuyên môn cao (và theo họ luật sư đạt đẳng cấp như họ mong muốn). Bạn có quyền làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tranh tụng tại tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty (trừ khi làm người bào chữa cho bị cáo thì không được). |
Thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp (Hình từ Internet)
Bước 7 : Nộp đơn vào các công ty có tuyển dụng vị trí chuyên viên pháp chế.
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo qua các trang thông tin về việc làm như nhanlucnganhluat.vn, .... để có thể nắm bắt các thông tin về việc tuyển dụng vị trí này. Sau khi đã hoàn thành con đường Luật sư, bạn chắc chắn sẽ được ưu ái hơn khi nộp đơn vào các công ty tuyển dụng vị trí Chuyên viên pháp chế, con đường thăng tiến cũng sẽ rộng mở hơn cả. Nếu có kinh nghiệm và làm tốt, mức lương - thưởng của một Chuyên viên pháp chế sẽ dao động vào khoảng 15 triệu - 20 triệu/tháng.
-
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cập nhật 16 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 24 ngày trước -
Luật sư có quyền hạn gì? Phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Cập nhật 30 ngày trước -
Ai có quyền thu hồi thẻ Luật sư?
Cập nhật 31 ngày trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước