Khi Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch cho công dân thì có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin không?
Cho tôi hỏi: Trường hợp thông tin công dân kê khai trong sơ yếu lý lịch là sai thì sau khi chứng thực Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về thông tin đó hay không? câu hỏi của chị Huyền (Hồ Chí Minh).
Khi Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch cho công dân thì có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác không?
Căn cứ Công văn 1520/HTQTCT-CT năm 2014 hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch như sau:
UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân...
Quy định trên có nêu, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có nghĩa vụ chứng thực chữ ký của người khai tại sơ yếu lý lịch và người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch.
Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã không có trách nhiệm về tính chính xác của nội dung được kê khai trong sơ yếu lý lịch khi chứng thực sơ yếu lý lịch cho công dân.
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin không? (Hình từ Internet)
Thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện như thế nào?
Thủ tục chứng thực chữ ký sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo đó, thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch chuẩn bị hồ sơ đề nghị chứng thực sơ yếu lý lịch gồm:
(1) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
(2) Sơ yếu lý lịch.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, kiểm tra tình trạng nhận thức của người yêu cầu chứng thực và tính hợp lệ của giấy tờ liên quan.
Bước 3: Yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch.
Trường hợp nào không tiến hành chứng thực chữ ký theo quy định?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định trường hợp không được chứng thực chữ ký như sau:
Trường hợp không được chứng thực chữ ký
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, những trường hợp sau sẽ không thực hiện chứng thực chữ ký:
(1) Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
(2) Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
(3) Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
(4) Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tags:
chứng thực sơ yếu lý lịch sơ yếu lý lịch ủy ban nhân dân ủy ban nhân dân cấp xã lý lịch thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch-
Vào Sài Gòn để xin việc làm thì chứng thực sơ yếu lý lịch ở Sài Gòn được không hay phải chứng thực ở nơi thường trú?
Cập nhật 1 năm trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 1 năm trước -
Chứng thực sơ yếu lý lịch cần mang theo những giấy tờ gì? Có bắt buộc chứng thực tại nơi thường trú không?
Cập nhật 1 năm trước -
Chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện ở đâu? Cần mang theo những giấy tờ gì khi đi chứng thực?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước