Học Luật rồi làm trái ngành, tôi đã được những gì?

(có 10 đánh giá)

Cũng giống như nhiều sinh viên Luật khác, tôi đã từng có khát khao cháy bỏng, niềm đam mê lớn lao với nghề Luật sư. Nhưng khi ra trường, đi làm được một thời gian, tôi không đủ mạnh mẽ và quyết tâm để vượt qua những khó khan để theo nó đến cùng. Tôi quyết định rẽ ngang và chọn một con đường khác. Tôi làm trái ngành.

>> Hành trang gia nhập thị trường việc làm ngành Luật cần những gì?

>> Tìm việc làm ngành Luật dễ hay khó?

Có lẽ tôi không cô đơn với sự lựa chọn của mình. Sự thật là những năm gầy đân, với sự cạnh tranh khốc liêt của nghề Luật nói chung và nghề Luật sư nói chung, không ít những sinh viên Luật phải chọn những hướng đi khác để tạo dựng con đường sự nghiệp riêng cho bản thân mình. Ngày tôi quyết định không theo nghề nữa, một người anh đồng nghiệp nói với tôi rằng: “Anh rất tiếc vì quyết định này của em, tiếc cho bản thân em là một người có tư duy pháp lý tốt, tiếc cho giới Luật sư vì mất đi một người góp sức như em”.

Câu nói của anh làm tôi có một chút tiếc nuối, hụt hẫng. Nhưng tôi đã suy nghĩ rất kỹ khi đưa ra quyết định của mình cho nên câu nói của anh đồng nghiệp chỉ là một nốt trầm nhẹ trong buổi tiệc chia tay. Nghỉ việc, tôi bắt đầu tái đầu tư cho bản thân mình để đi con đường khác, làm một công việc thiên về sáng tạo và viết lách. Gần 2 năm, sau khi tôi quyết định rẽ ngang, hôm nay tôi sẽ chia sẻ những cái “được” khi tôi quyết định “bỏ nghề”. Mục đích duy nhất chỉ là chia sẻ câu chuyện của mình, không cổ súy và xúi giục cho bất kỳ lựa chọn nào của người đọc. Bởi với tôi, nghề Luật vẫn cao quý và rất đáng trân trọng, và những ai theo nó tới cùng quả thật là những người xứng đáng nhận được những sự nể phục nhất.

Học Luật rồi làm trái ngành, tôi đã được những gì?

Hình từ Internet

1. Làm “trái ngành” tôi có thời gian để tái đầu tư bản thân

Hơn 2 năm theo nghề Luật sư, làm trợ lý cho một Luật sư có tiếng ở Hà Nội, tôi đã được học hỏi rất nhiều. Đó là một Luật sư có tiếng, chuyên làm những vụ án hình sự. Nhờ theo làm trợ lý của anh, tôi bây giờ có thể tự tin là nắm chắc các quy định của BLHS, nắm rõ các nguyên tắc, phân tích cấu thành tội phạm… và biết cách tìm hướng đi cho một vụ án hình sự từ đơn giản như tai nạn giao thông, trộm cắp tài sản… tới phức tạp như những vụ án về ngân hàng, ma túy…

Tuy nhiên, theo công việc này đồng nghĩa với việc tôi phải “đi suốt ngày”. Làm công việc này cũng là lựa chọn một công việc làm “theo gói”. Có nghĩa là tôi không có nhiều thời gian, không sắp xếp được thời gian để đi học một khóa học nào đó mà tôi thích. Khi nghỉ việc, tôi làm một công việc văn phòng, có thời gian cố định và ít có sự thay đổi về mặt thời gian biểu khi đi làm. Chính vì vậy, tôi có thời gian để đi học thêm một khóa học tại một trường Đại học có tiếng ở khu vực miền Nam.

2. “Làm trái ngành” tôi có thời gian dành cho gia đình và bạn bè

Cũng giống như trên, vì đi làm có thời gian cố định nên tôi có thêm thời  gian chăm sóc cho gia đình. Trước đó, vì phải đi nhiều nên việc hẹn họ với bạn gái đôi khi bị trục trặc, việc quan tâm chăm sóc không phải lúc nào cũng được thường xuyên. Làm trái ngành, tôi có nhiều thời gian hơn dành cho bạn gái, chúng tôi kết hôn và tôi có nhiều thơi gian hơn dành cho gia đình.

Tương tự với bạn bè, trước đó thời gian của tôi dành cho công việc là chính, đi Tòa ở khắp nơi từ Bắc vào Nam. Những cuộc vui trên bàn nhậu chủ yếu là “phục vụ cho công việc” là chính. Khi nghỉ việc, đi làm thời gian cố định, tôi có thời gian chăm sóc cho những mối quan hệ xã hội khác, quan trọng hơn như đám bạn thân, những anh chị đồng nghiệp, bạn học mới… tôi có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ hơn.

3. “Làm trái ngành” giúp tôi phát hiện ra, không phải mình chỉ làm được một việc

Tôi chọn một công việc liên quan tới viết lách và sáng tạo, thuộc một nhóm ngành nghề trong lĩnh vực Marketing. Bằng những trải nghiệm, kinh nghiệm công việc của mình cộng với một chút năng khiếu truyền đạt có sẵn, tôi được làm một công việc khác, cho tới lúc này tôi tạm xem nó là thành công. Được tiếp xúc với môi trường làm việc hoàn toàn mới, thuần về thương mại. Được tiếp xúc với một doanh nghiệp thuần hướng về lợi nhuận. Tôi được mở mang đầu óc hơn, hiểu hơn về cách vận hành một website, một hệ thống kinh doanh, hiểu hơn về Marketing, về thị trường, về thị hiếu của người dùng Internet…

Từ những trải nghiệm đó, cộng với những gì tôi học được ở trường, những kết quả học tập luôn được điểm A, giúp tôi có niềm tin rằng tôi cũng có thể làm được những việc khác, liên quan tới thương mại, dịch vụ chứ không chỉ thuần về pháp lý.

4. “Làm trái ngành” giúp tôi có những niềm vui mới trong công việc

Trước đây, niềm vui lớn nhất trong công việc của tôi là bài luận cứ bào chữa của mình giúp cho Luật sư, giúp cho thân chủ của công ty tôi được hưởng lợi, được hưởng mức án thấp, được Tòa tuyên vô tội. Đó là những niềm vui lớn, khi chính bản thân tôi thấy mình có thể giúp ích, thậm chí là cứu được cuộc đời của mỗi con người.

Khi làm “trái ngành”, những niềm vui lớn đó không còn nữa. Tuy nhiên tôi có thể cảm nhận được nhiều niềm vui nhỏ nhặt khác. Đó là những bài viết được nhiều người đọc, được phổ biến kiến thức pháp luật tới nhiều người. Đó là những bài viết được nhiều người tiếp cận, được độc giả nâng niu, trân trọng là nhận lại những lời phản hồi tích cực. Bên cạnh đó, có một niềm vui nữa đó là… nhuận bút. Vâng, tôi có thêm nhuận bút. Vậy là con tôi có thêm vài hộp sữa ngon, vợ tôi có thêm tiền đi chợ, bản thân tôi lại có them độc lực để tiếp tục học và làm.

Tìm công việc phù hợp với bản thân
Kiểm tra xem bạn phù hợp với nghề gì?

 

 

(có 10 đánh giá)
Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
7.825 
Việc làm mới nhất