Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định ra sao?
Cho tôi hỏi: Để đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Kinh phí hoạt động của Trung tâm có thể lấy từ những nguồn nào? câu hỏi của anh Hoàng (Hà Nội).
Trung tâm tư vấn pháp luật cung cấp những dịch vụ gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về hoạt động tư vấn pháp luật như sau:
Hoạt động tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gồm:
1. Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
2. Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;
3. Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;
4. Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;
5. Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, Trung tâm tư vấn pháp luật cung cấp những dịch vụ sau:
- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
- Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;
- Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;
- Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;
- Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định về phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 77/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP) quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm. Khi đăng ký hoạt động, Trung tâm tư vấn pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;
d) Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
...
Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đăng ký hoạt động;
- Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;
- Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
Lưu ý: Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu kể trên, Trung tâm tư vấn pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật được lấy từ những nguồn nào?
Tại Điều 9 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm:
1. Kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chính trị - xã hội thành lập;
2. Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
3. Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
4. Các khoản hỗ trợ của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được trích từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp; các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật có thể lấy từ 05 nguồn trên
Tags:
Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật phạm vi hoạt động hoạt động tư vấn pháp luật-
Tư vấn viên pháp luật có được đồng thời làm việc cho nhiều Trung tâm tư vấn pháp luật không?
Cập nhật 1 năm trước -
Đơn vị nào được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật? Có được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành Tư vấn viên pháp luật thì có cần phải thông qua khóa đào tạo nào hay không? Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Tư vấn viên cần những gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước