Giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nào được thực hiện số hóa?
Cho tôi hỏi: Trong việc giải quyết thủ tục hành chính, có những giấy tờ, tài liệu nào được thực hiện số hóa? Việc số hóa các tài liệu này được thực hiện theo quy trình nào và phải đảm bảo các yêu cầu gì? câu hỏi của chị H.T.M (Hà Nội).
Giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nào được thực hiện số hóa?
Giấy tờ, tài liệu giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi thực hiện số hóa được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-VPCP như sau:
Các giấy tờ, tài liệu thuộc phạm vi thực hiện số hóa
1. Giấy tờ là thành phần hồ sơ mà tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện thủ tục hành chính, bao gồm các loại sau:
a) Thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết của thủ tục hành chính trước đó;
b) Thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Thành phần hồ sơ cần số hóa theo yêu cầu quản lý được xác định tại Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thành phần hồ sơ không thuộc loại được nêu tại điểm a, b, c khoản này và được thực hiện số hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Các giấy tờ trên được nộp theo một trong các hình thức sau: bản chính; bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc; bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính; bản chụp điện tử có bản chính để đối chiếu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định về các giấy tờ, tài liệu không thực hiện số hóa như sau:
Các giấy tờ, tài liệu thuộc phạm vi thực hiện số hóa
...
4. Không thực hiện số hóa đối với những giấy tờ, tài liệu:
a) Đã được các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chia sẻ dưới dạng dữ liệu và có giá trị pháp lý;
b) Các giấy tờ là thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được nộp dưới hình thức bản sao chụp, bản sao có chứng thực, trừ bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Các giấy tờ, tài liệu chỉ yêu cầu xuất trình khi nộp hồ sơ thủ tục hành chính;
d) Các giấy tờ, tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính sau cần thực hiện số hóa:
- Thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết của thủ tục hành chính trước đó;
- Thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Thành phần hồ sơ cần số hóa theo yêu cầu quản lý được xác định tại Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thành phần hồ sơ không thuộc loại được nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 4 Thông tư này và được thực hiện số hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Lưu ý: Các giấy tờ trên được nộp theo một trong các hình thức sau: bản chính; bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc; bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính; bản chụp điện tử có bản chính để đối chiếu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nào được thực hiện số hóa? (Hình từ Internet)
Khi số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Yêu cầu đối với việc số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2023/TT-VPCP như sau:
Các yêu cầu đối với việc số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
1. Quá trình số hóa phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, toàn vẹn dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ được số hóa và tính hoàn thiện về nội dung, quy trình số hóa.
2. Quá trình số hóa phải bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân, không làm xâm hại, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải lưu các trường dữ liệu đặc tả để tái sử dụng trong giải quyết thủ tục hành chính khác có liên quan.
Như vậy, khi thực hiện số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quá trình số hóa phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, toàn vẹn dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ được số hóa và tính hoàn thiện về nội dung, quy trình số hóa.
- Quá trình số hóa phải bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân, không làm xâm hại, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải lưu các trường dữ liệu đặc tả để tái sử dụng trong giải quyết thủ tục hành chính khác có liên quan.
Quy trình số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính gồm mấy bước?
Quy trình số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2023/TT-VPCP như sau:
Quy trình số hóa
Quy trình số hóa được thực hiện qua các bước:
1. Sao chụp giấy tờ, chuyển sang bản điện tử.
2. Bóc tách dữ liệu.
3. Cấp mã kết quả số hóa.
4. Lưu kết quả số hóa.
Theo quy định trên thì quá trình số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo 04 bước, cụ thể như sau:
Bước 01. Sao chụp giấy tờ, chuyển sang bản điện tử.
Bước 02. Bóc tách dữ liệu.
Bước 03. Cấp mã kết quả số hóa.
Bước 04. Lưu kết quả số hóa.
Tags:
thủ tục hành chính kết quả giải quyết thủ tục hành chính thực hiện số hóa số hóa quy trình số hóa-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước