Ép người lao động mua hàng hóa của công ty bị phạt bao nhiêu?

(có 2 đánh giá)

Cho hỏi: Công ty có quyền yêu cầu người lao động trích lương để mua hàng hóa do công ty mình sản xuất hay không? Nếu không mà vi phạm thì bị phạt tiền bao nhiêu? Khi bị ép mua hàng công ty người lao động nên làm gì? Câu hỏi của chị Q (Nha Trang).

Ép người lao động mua hàng hóa của công ty bị phạt bao nhiêu?

Theo nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập như sau:

Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Tại quy định này có nêu, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy, trường hợp công ty ép lao động trích lương để mua hàng hóa của công ty là trái luật và bị xử lý theo quy định.

Cụ thể, mức phạt tiền áp dụng khi công ty ép người lao động trích lương mua hàng hóa của công ty được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 2, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.

- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.

- Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.

- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Ép người lao động mua hàng hóa của công ty bị phạt bao nhiêu?

Ép người lao động mua hàng hóa của công ty bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Bị ép trích lương để mua hàng hóa của công ty, người lao động nên làm gì?

Tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động

1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, khi bị ép trích lương mua hàng hóa của công ty, người lao động có thể khiếu nại lên công ty, trường hợp công ty giải quyết chưa thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động được quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy, trong lĩnh vực lao động, nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

(có 2 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.476 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật