Đi làm thích nghỉ là nghỉ, phong trào hay thực trạng?
Chuyện đi làm, nghỉ việc, nhảy việc không phải là chuyện quá xa lạ. Nhưng có một nguyên tắc trong công việc rằng phải thông báo trước khi quyết định thôi việc. Thế nhưng có một sự thật rằng người trẻ hiện nay làm việc cảm tính hơn rất nhiều. Thích nghỉ thì nghỉ, đây thực chất là phong trào hay thực trạng?
Người trẻ hiện nay là thế hệ GenZ, thế hệ chiếm lĩnh thị trường việc làm vừa nhiệt huyết, năng động giỏi giang nhưng cũng gây ra không ít tranh cãi về thái độ cũng như cách hành xử.
Vì sao người trẻ ngày nay thích làm thì làm thích nghỉ thì nghỉ?
Không thể phủ nhận GenZ ngày nay rất giỏi cộng với sự phát triển kinh tế xã hội nên vừa “ùa” vào đời cơ hội việc làm đã rộng mở. Trong thời kỳ hội nhập không chỉ có cơ quan nhà nước, công ty trong nước mà có cả các công ty nước ngoài, công ty startup nên cơ hội việc làm trải dài cho mọi người là đồng đều và rất lớn.
Có nhiều cánh cửa chào đón nên người trẻ “nhảy việc” liên tục với tần suất cao là chuyện dễ hiểu. Trong suy nghĩ của người trẻ, họ nghĩ rằng bản thân mình có nhiều thời gian và cơ hội thử thách cho đến khi thực sự chọn được một nơi phù hợp.
Thêm vào đó vì công việc nhiều, hậu thuẫn từ gia đình, áp lực tiền bạc không có, tính háo thắng lại thừa sức với GenZ, nhất là GenZ có tài năng việc không chịu thua người khác, các khái niệm môi trường làm việc không phù hợp, đụng chạm đồng nghiệp,... và vô vàn thứ khác cũng khiến họ quyết định “nghỉ việc ngang xương.”
Nghỉ việc cũng được nhưng hãy có trách nhiệm
Thị trường lao động là mối quan hệ mua bán: thuận mua vừa bán.Bạn bán sức lao động nhà tuyển dụng mua sức lao động thế nên sự tôn trọng là thứ tối thiểu mà hai bên phải dành cho nhau. Người trẻ có thể sống với cảm xúc, có thể thấy không hợp ở môi trường này hoặc kia nhưng hãy sống có trách nhiệm khi đã ra đời làm việc. Thông báo trước khi nghỉ việc là việc làm tưởng chừng như rất nhỏ nhưng đó là thước đo để đánh giá sự tử tế, trách nhiệm của một người.
Đi làm thích nghỉ là nghỉ, phong trào hay thực trạng?
Đây không phải là phong trào nhưng đó là thực trạng cần sửa đổi. Không thể phủ nhận rằng gen Z suy cho cùng vẫn là một thế hệ thực sự tài năng, năng động, sáng tạo và nhanh nhạy. Các bạn có tư duy của một thế hệ hội nhập cả trong và ngoài nước. Các bạn có những suy nghĩ riêng và không ngại tìm cách thể thực hiện những suy nghĩ hoặc ý tưởng đó.
Tiết chế tính hiếu thắng hay đơn giản va vấp nhiều sẽ khiến các bạn nhận ra những bài học nhỏ nhặt nhất mang đến giá trị lớn lao nhất.
-
TPHCM: Trong tháng 10 cơ quan chỉ được 1/2 nhân sự đi làm
Cập nhật 3 năm trước -
Sinh viên thực tập nên biết lúc nào cần hỏi khi đi làm
Cập nhật 2 năm trước -
Những chuyện khi đi làm mới hiểu
Cập nhật 2 năm trước -
04 Sai lầm mà sinh viên mới ra trường thường mắc phải khi đi làm
Cập nhật 3 năm trước -
Đi làm, đừng coi công ty giống như gia đình thứ hai của mình
Cập nhật 1 năm trước -
Sinh viên và chuyện nên hay không nên đi làm thêm?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước