Công chứng viên có phải tham gia Hội công chứng viên không?
Hội công chứng viên là tổ chức gì và việc tổ chức Hội công chứng viên được quy định ra sao? Công chứng viên trước khi hành nghề phải tham gia Hội công chứng viên có đúng không? câu hỏi của anh H (Nha Trang).
Hội công chứng viên là tổ chức gì?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có đề cập Hội công chứng viên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng hiện hành, Nghị định này và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
Hội công chứng viên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Cũng theo quy định này, việc tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên. Hội công chứng viên không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương.
Công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên không? (Hình từ Internet)
Việc thành lập Hội công chứng viên được thực hiện ra sao?
Tại Điều 24 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về việc thành lập Hội công chứng viên như sau:
Thành lập Hội công chứng viên
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các công chứng viên tại địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hội công chứng viên. Ban vận động gồm 03 đến 05 công chứng viên, có nhiệm vụ xây dựng Đề án thành lập Hội công chứng viên. Đề án nêu rõ về sự cần thiết thành lập, số lượng công chứng viên hành nghề tại địa phương, dự kiến về tổ chức, nhân sự và hoạt động của Hội công chứng viên.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thành lập Hội công chứng viên, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên.
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên bao gồm Đề án thành lập Hội công chứng viên, Tờ trình Đề án và Báo cáo thẩm định Đề án.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có Quyết định cho phép thành lập, Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đại hội. Trường hợp không tiến hành Đại hội trong thời hạn quy định tại Khoản này thì Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên hết hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc thành lập Hội công chứng viên được tiến hành như sau:
Bước 01: Xây dựng đề án thành lập Hội công chứng viên
Sở Tư pháp và Sở Nội vụ phối hợp hướng dẫn các công chứng viên tại địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hội công chứng viên. Ban vận động gồm 03 đến 05 công chứng viên, có nhiệm vụ xây dựng Đề án thành lập Hội công chứng viên. Đề án gồm các nội dung chính sau:
- Sự cần thiết thành lập Hội công chứng viên;
- Số lượng công chứng viên hành nghề tại địa phương;
- Dự kiến về tổ chức, nhân sự của Hội công chứng viên;
- Dự kiến về hoạt động của Hội công chứng viên.
Bước 02: Thẩm định Đề án, trình hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thành lập Hội công chứng viên, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên.
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên bao gồm Đề án thành lập Hội công chứng viên, Tờ trình Đề án và Báo cáo thẩm định Đề án.
Bước 03: Ra quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có Quyết định cho phép thành lập, Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đại hội. Trường hợp không tiến hành Đại hội trong thời hạn quy định tại Khoản này thì Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên hết hiệu lực thi hành.
Công chứng viên có phải tham gia Hội công chứng viên không?
Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hội công chứng viên
...
3. Hội viên của Hội công chứng viên là các công chứng viên hành nghề trên địa bàn. Các công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên trước khi đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội công chứng viên do Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên quy định.
Như vậy, trước khi đăng ký hành nghề công chứng, công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên.
Trường hợp tại nơi công chứng viên hành nghề không có Hội công chứng viên thì công chứng viên có thể xin tham gia hội ở khu vực khác có hội.
Tags:
công chứng viên công chứng hội công chứng viên hành nghề công chứng thành lập hội công chứng viên-
Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật của công chứng viên bao gồm những gì?
Cập nhật 5 tháng trước -
Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên
Cập nhật 7 tháng trước -
Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?
Cập nhật 10 tháng trước -
Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề công chứng?
Cập nhật 10 tháng trước -
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ khi nào?
Cập nhật 11 tháng trước -
Sẽ sửa tiêu chuẩn công chứng viên trong thời gian tới
Cập nhật 12 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước