Để trở thành Tư vấn viên pháp luật cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Cho hỏi: Những đối tượng nào được xem là người thực hiện tư vấn pháp luật? Tiêu chuẩn của chức danh Tư vấn viên pháp luật được quy định ra sao? Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Tư vấn viên pháp luật gồm những gì? câu hỏi của chị Chi (Hà Nội).
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Người thực hiện tư vấn pháp luật
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Theo đó, người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
- Tư vấn viên pháp luật;
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Để trở thành Tư vấn viên pháp luật cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Để trở thành Tư vấn viên pháp luật cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Chiếu theo quy định này, để trở thành Tư vấn viên pháp luật cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
Hồ sơ cấp thẻ Tư vấn viên pháp luật bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Người đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện, trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
c) Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Sở Tư pháp, nơi có Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh mà người có Thẻ tư vấn viên pháp luật đang làm việc, thực hiện việc thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm có:
- Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
- Bản sao Bằng cử nhân luật;
- Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật được quy định ra sao?
Tại Điều 23 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật
1. Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
2. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
5. Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
6. Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
Theo đó, người thực hiện tư vấn pháp luật có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
- Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
- Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật
-
Tiêu chuẩn để trở thành tư vấn viên pháp luật
Cập nhật 1 năm trước -
Tư vấn viên pháp luật có được đồng thời làm việc cho nhiều Trung tâm tư vấn pháp luật không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cần chuẩn bị hồ sơ gì? Sinh viên luật có thể trở thành Tư vấn viên pháp luật không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành Tư vấn viên pháp luật thì có cần phải thông qua khóa đào tạo nào hay không? Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Tư vấn viên cần những gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước