Đại học và trường đại học có gì khác nhau? Việt Nam có bao nhiêu trường Đại học?

(có 1 đánh giá)

Bài viết làm rõ sự khác biệt giữa đại học và trường đại học theo quy định của Luật Giáo dục Đại học Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp thông tin về số lượng trường đại học tại Việt Nam và mục tiêu chung của giáo dục đại học.

Đại học là gì? Trường đại học là gì? Đại học và trường đại học có gì khác nhau?

Theo Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.

2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

...

Như vậy, trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

 

Trường đại học

Đại học

Nội dung nghiên cứu

Cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành nghề.

Cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực.

Một tổ chức giáo dục có các đơn vị cấu thành, cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Cơ cấu tổ chức

- Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện;

- Phòng, ban chức năng;

- Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;

- Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Phân hiệu (nếu có);

- Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

- Hội đồng đại học;

- Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

- Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;

- Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

Việt Nam có bao nhiêu trường Đại học?

Việt Nam hiện nay có khoảng 237 trường đại học (Con số này có thể thay đổi theo thời gian khi trường mới mở hoặc trường không còn tồn tại đóng cửa) (tính đến năm 2023), bao gồm:

- Các trường công lập

- Các trường dân lập và tư thục

- Các trường đại học quốc tế

Hiện tại, tại Việt Nam có tổng cộng 8 đại học, bao gồm 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng và 2 đại học theo lĩnh vực, 1 đại học tư thục.

Trong đó, cả nước có hai đại học quốc gia, bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học và trường đại học có gì khác nhau? Việt Nam có bao nhiêu trường Đại học?

Đại học và trường đại học có gì khác nhau? Việt Nam có bao nhiêu trường Đại học? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chung của giáo dục đại học là gì?

Theo Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định như sau:

Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học

1. Mục tiêu chung:

a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

Như vậy, mục tiêu chung của giáo dục đại học được quy định như sau:

- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.091 
Việc làm mới nhất