Công ty có được khấu trừ lương khi người lao động đi trễ, về sớm?

(có 1 đánh giá)

Quy định hiện hành có cho phép công ty xử lý kỷ luật người lao động đi trễ, về sớm bằng cách khấu trừ tiền lương của họ hay không? Nếu không mà khấu trừ lương của lao động thì công ty bị phạt bao nhiêu? câu hỏi của chị H (Huế).

Công ty có được khấu trừ lương khi người lao động đi trễ, về sớm?

Các hình thức xử lý kỷ luật người lao động được quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể gồm 04 hình thức sau:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.

Theo đó, có thể thấy trong tất cả các hình thức xử lý kỷ luật lao động, không có hình thức nào đề cập đến việc khấu trừ lương.

Đồng thời tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khấu trừ tiền lương như sau:

Khấu trừ tiền lương

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Chiếu theo quy định này, công ty chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.

Từ những quy định trên có thể kết luận, công ty không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật người lao động đi trễ về sớm bằng hình thức khấu trừ lương.

Công ty có được khấu trừ lương khi người lao động đi trễ, về sớm?

Công ty có được khấu trừ lương khi người lao động đi trễ, về sớm? (Hình từ Internet)

Công ty xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức khấu trừ lương bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

...

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;

d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền tại Điều này là mức phạt tiền áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, với tổ chức (công ty) mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi.

Như vậy, công ty xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức khấu trừ lương thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Ngoài ra, công ty còn phải trả lại khoản tiền đã khấu trừ của người lao động.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật người lao động?

Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Như vậy, ngoài hình thức khấu trừ lương thay vì xử lý kỷ luật, những hành vi sau cũng bị nghiêm cấm khi công ty xử lý kỷ luật người lao động, cụ thể gồm:

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

- Phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động.

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.546 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật