Con đường từ Cử nhân Luật trở thành Thẩm phán
Làm Thẩm phán là ước mơ của nhiều thế hệ sinh viên Luật. Có nhiều lý do để sinh viên Luật ước mơ và đặt mục tiêu trở thành Thẩm phán, nhưng lý do lớn và chung nhất có lẽ là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ công bình cho xã hội.
>> Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước được không?
>> Cử nhân luật cần làm gì để trở thành Thư ký Tòa án?
Vậy Thẩm phán là gì?
Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có vai trò xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân.
Điều kiện để trở thành Thẩm phán như thế nào?
Theo quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức TAND 2014 thì tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán bao gồm:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Con đường trở thành một Thẩm phán là gì?
1. Được bổ nhiệm vào vị trí Thư ký Tòa án
Điều kiện tiên quyết là ít nhất phải có trình độ Cử nhân Luật, có nghĩa là bạn phải tốt nghiệp Đại học ngành Luật, ưu tiên trình độ Cử nhân Luật đào tạo hệ Chính quy.
Theo quy định của Luật, điều kiện “Có thời gian công tác thực tiễn về pháp Luật” không giới hạn việc công tác trong lĩnh vực nào, có thể là trong ngành Kiểm sát, làm Luật sư, hay các công tác khác liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên thực tế cho thấy, để trở thành Thẩm phán, điều kiện này được hiểu rằng phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Thư ký Tòa án. Dễ hiểu rằng, với vị trí Thư ký Tòa án, Cử nhân Luật sẽ có được kinh nghiệm thực tiễn trong nghề Thẩm phán qua công việc hằng ngày.
Để làm viêc với vị trí Thư ký Tòa án, Cử nhân Luật sẽ phải đợi các đợt tuyển dụng Công chức Tòa án ở các địa phương. Nộp hồ sơ thi tuyển và đợi bổ nhiệm vào vị trí Thư ký Tòa án.
Hình từ Internet
2. Hoàn thành khóa đào tạo Nghiệp vụ xét xử
Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-TANDTC, để được cử đi học nghiệp vụ xét xử, Thư ký Tòa án phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 04 năm trở lên.
- Có trình độ cử nhân Luật hệ chính quy (đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo thì Thủ trưởng đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định).
- Thời gian công tác còn lại ít nhất 7 năm tính từ ngày được cử đi học.
- Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
- Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn và là nguồn để dự thi tuyển chọn Thẩm phán.
3. Vượt qua kì thi tuyển chọn Thẩm phán Sơ cấp
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, bạn phải vượt qua kì thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-TANDTC.
4. Được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán
Sau khi vượt qua kì thi, bạn phải đợi để được bổ nhiệm đúng theo quy định tại Điều 68 Luật Tổ chức TAND 2014.
Như vậy, qua những thử thách kể trên, có thể thấy con đường để trở thành một thẩm phán thật sự rất gian nan và trải qua nhiều thử thách. Chúng ta cần mất ít nhất 04 năm ở trường Luật, 04 năm ở vị trí Thư ký và nhiều điều kiện khắt khe khác mà chúng ta phải chinh phục trong quá trình làm việc ở vị trí Thư ký Tòa.
-
So sánh Luật học, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, Luật Quốc tế
Cập nhật 3 tháng trước -
Cập nhật điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM năm 2023
Cập nhật 4 tháng trước -
Pháp lý là gì? Đặc điểm của pháp lý
Cập nhật 7 tháng trước -
Học phí ngành Luật một số trường Đại học tại TPHCM năm học 2024-2025
Cập nhật 5 tháng trước -
Lịch sử nhà nước và pháp luật là gì? Nội dung giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội
Cập nhật 5 tháng trước -
Làm sao để có bằng cử nhân Luật?
Cập nhật 9 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước