Chuyên viên kinh doanh là gì? Tố chất cần thiết của Chuyên viên kinh doanh giỏi
Chuyên viên kinh doanh có trách nhiệm chính là bán sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trách nhiệm này giống với nhân viên kinh doanh, nhưng bản chất, yêu cầu và đòi hỏi với vị trí chuyên viên kinh doanh trong thực tế các doanh nghiệp cao hơn những nhân viên kinh doanh trong cùng bộ phận chuyên trách.
Chuyên viên kinh doanh là nhân viên kinh doanh đã được thừa nhận về trình độ, kỹ năng
Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công việc của nhân viên kinh doanh là đảm nhận các công việc trong công ty như quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới tiếp thị… với mục đích đẩy sản phẩm đi nhanh chóng và đem về những lợi nhuận lớn cho công ty. Ngoài những trách nhiệm thông thường các phòng kinh doanh thường đặt ra cho nhân viên kinh doanh. Để được công nhận là một chuyên viên kinh doanh, thì một nhân viên kinh doanh bình thường phải đạt được những thành tích cụ thể trong công việc.
Để trở thành Chuyên viên kinh doanh cần có kỹ năng gì?
Kết quả đo lường sự hiệu quả của nhân viên kinh doanh không gì khác ngoài doanh số. Một nhân viên kinh doanh liên tục đạt hoặc vượt chỉ tiêu doanh số công ty/phòng đặt ra trong một thời gian dài cộng thêm những tố chất khác như sự nhiệt huyết, khả năng truyền lửa, dẫn dắt, vượt qua khủng hoảng… thì sẽ được xem là một Chuyên viên kinh doanh.
Chuyên viên kinh doanh cần có những tố chất gì?
Ngoài những tố chất của một nhân viên kinh doanh, một nhân viên kinh doanh cần có:
- Khả năng truyền lửa, khơi gợi tinh thần làm việc của các cộng sự;
- Có khả năng chịu trách nhiệm trong công việc;
- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhóm;
- Có đam mê kinh doanh và có tham vọng đạt được những thành tích cao hơn trong công việc.
Chuyên viên kinh doanh làm những việc gì?
Yêu cầu công việc thường cao hơn nhân viên kinh doanh, các công việc mà Chuyên viên kinh doanh thường làm sẽ có những đầu mục chính như sau:
- Đề xuất các kế hoạch kinh doanh cho tổ chức
- Khác với công việc của một nhân viên kinh doanh, chuyên viên kinh doanh còn phải làm những việc như sau:
- Duy trì mối liên kết giữa công ty và khách hàng nhằm mục đích cho các hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng để tiến hành tái ký hợp đồng trong tương lai và các mục đích kinh doanh khác phù hợp với chính sách của công ty.
- Phối hợp với các phòng ban chuyên môn, khối sản xuất, kho vận… để đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng tiến độ hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của các bên.
- Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về doanh số trước ban lãnh đạo
- Thường xuyên báo cáo công việc với cấp trên
-
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy?
Cập nhật 1 năm trước -
04 điều cần biết khi chọn học ngành Luật Kinh tế
Cập nhật 2 năm trước -
Cụ thể các hoạt động được mở/ đóng tại TP.HCM từ ngày 1/10
Cập nhật 3 năm trước -
Công việc chi tiết vị trí Trưởng nhóm Telesales
Cập nhật 4 năm trước -
Giám sát bán hàng và những điều kiện cần để phát triển trong thời kì hội nhập
Cập nhật 4 năm trước -
Pháp chế Bất động sản làm những việc gì?
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước