Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước xử lý như thế nào?
Tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì đối với hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước sẽ có những mức độ xử lý khác nhau, mức án cao nhất người vi phạm có thể nhận là 15 năm tù.
Vừa qua Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của lái xe cho lãnh đạo UBND TP Hà Nội và 2 người khác để làm rõ hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước", theo Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 337 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước 1. Người nào cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. 3. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Về cấu thành tội phạm:
- Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính, bí mật nhà nước.
- Chủ thể của tội phạm: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi theo quy định của BLHS.
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thể hiện thông qua việc sử dụng thủ đoạn để trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, dùng vũ lực hoặc đe dọa người có thẩm quyền hoặc các thủ đoạn gian dối khác để có được tài liệu bí mật đó.
Tội phạm hoàn thành khi tài liệu bí mật nhà nước thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm giữ, quản lý nó. Mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
- Chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, tuy nhiên không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân (theo quy định tại Điều 110 BLHS)
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tù 2- 7 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù 5- 10 năm (khoản 2), hoặc phạt tù 10- 15 năm (khoản 3).
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước