Khi nào vụ án hình sự được xét xử kín?
Xét xử kín là một định chế trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong thực tế, không ít những trường hợp những vụ án liên quan tới trẻ em, bí mật nhà nước… thì Tòa án sẽ ra quyết định xét xử kín nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì vụ án hình sự phải được xét xử công khai, mọi người đều có thể tham dự phiên Tòa.
Vụ án của ông Nguyễn Đức Chung được TAND Hà Nội xét xử kín
Cũng tại Điều này, trong trường hợp đặc biệt Tòa án có quyền xét xử kín vụ án hình sự, cụ thể trong những trường hợp sau:
- Cần giữ bí mật nhà nước;
- Cần giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Bảo vệ người dưới 18 tuổi;
- Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Vụ án hình sự khi xét xử kín phải tuyên án công khai. Cụ thể, Điều 327 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án, sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Điều này được hiểu rằng khi đọc bản án, Tòa sẽ chỉ công khai mức án, phần trách nhiệm dân sự (nếu có) đối với các bị cáo và người liên quan, không công bố nội dung vụ án cũng như hành vi phạm tội của các bị cáo để đảm bảo các yêu cầu tại Điều 25 kể trên.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 14 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước