Chấp nhận thất nghiệp, làm không lương hay tìm việc làm trái ngành?
Đó là sự phân vân của không ít người trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp Đại học cho tới khi đi tìm việc làm. Tìm một việc làm đúng ngành nghề được đào tạo là mong muốn của hầu hết sinh viên sau khi ra trường. Đặc biệt với ngành Luật, cái nghề nghề thường gắn với nhiệt huyết và sự đam mê.
Những câu chuyện xung quanh vấn đề việc làm ngành Luật đi kèm với đó là những than thở, sự lo âu không còn là mới mẻ. Từ vài năm trở lại đây, khi mà hàng loạt các trường Đại học mở đào tạo ngành Luật dẫn đến kết quả là sinh viên Luật ra trường rất nhiều, nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Hệ quả là một số lượng lớn sinh viên Luật đi làm trái ngành, trái nghề.
Sẽ không quá lạ nếu bạn bắt gặp một Cử nhân Luật đi làm nhân viên tín dụng của Ngân hàng, một Cử nhân Luật đi làm nhân viên Nhân sự trong một doanh nghiệp, hoặc là nhân viên sale… hay thậm chí là chấp nhận ở nhà thất nghiệp, chờ thời.
Bài viết này không đủ tầm để đánh giá một cách toàn diện về điểm cân bằng cung - cầu trong thị trường lao động ngành Luật. Để nói về lý do thì sẽ có nhiều vấn đề cần các nhà quản lý giáo dục mổ xẻ. Ở đây chúng ta cùng đặt ra một vấn đề với vai trò là một Cử nhân Luật, một Cử nhân Luật sẽ quyết định như thế nào, những mặt thiệt hơn khi đưa ra quyết định lựa chọn cho câu hỏi “Chấp nhận thất nghiệp, đi làm không lương hay tìm việc làm trái ngành?”. Hãy đi phân tích từng tình huống…
Chấp nhận thất nghiệp
- Đương nhiên việc chấp nhận thất nghiệp ở đây cần được hiểu rằng sẽ không tham gia thị trường lao động với những mức lương quá thấp, không đủ để trang trải chi phí tái tạo sức lao động. Việc chấp nhận thất nghiệp sẽ là không hợp lý nếu bạn “ở nhà ngủ” mà không có động thái tìm cơ hội cho bản thân mình. Việc chấp nhận thất nghiệp sau một thời gian tìm việc làm đúng ngành Luật mà mình theo đuổi nhưng không được. Trong khoảng thời gian đó, nếu bạn có đủ khả năng kinh tế để “rảnh” mà đi học bổ sung kiến thức, học để bổ sung kỹ năng sao cho đáp ứng và tham gia trở lại thị trường lao động thì lại là điều tốt. Ví dụ như đi học thêm ngoại ngữ, học thêm về kiến thức chuyên ngành.
- Có ý kiến cho rằng, vì không tìm được việc làm phù hợp mà quyết định đi học là “tị nạn thất nghiệp”. Ý kiến đó không sai. Tuy nhiên việc quan trọng mà bạn cần phải làm trong khoảng thời gian “tị nạn” đó là phải biết mình thiếu cái gì, thị trường lao động cần cái gì… từ đó mới rút ra được những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung để lựa chọn lớp học cho phù hợp để nhanh chóng quay lại với thị trường lao động.
- Còn việc đi học chỉ vì… rảnh thì thật sự là nguy hiểm. Không thiếu những trường hợp vì không tìm được việc làm mà đi học Thạc sĩ Luật, đi học Luật sư, Công chứng… Đồng ý rằng việc học cũng sẽ tốt ở nhiều khía cạnh khác. Nhưng nếu việc học chỉ vì rảnh, học mà không biết mình có thích, có cần học nó hay không thì sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian và tiền bạc. Kết quả thu lại bạn có thể sẽ có thêm những tấm bằng nhưng giá trị ứng dụng của nó với cuộc sống chính bạn thường sẽ không cao.
Đi làm không lương
- Hiện tượng các tổ chức hành nghề Luật sư tuyển dụng rất nhều nhưng không nhiều nơi trả lương đúng Luật, thậm chí là không trả lương, không tham gia các chế độ BHXH theo quy định đang là vấn đề trầm kha của ngành Luật nói chung, và các bạn Cử nhân Luật nói riêng.
- Vì quá nhiều nơi tuyển mà trả lương thấp, không trả lương nên ứng viên là Cử nhân Luật thoạt nhìn là có nhiều lựa chọn nhưng thực tế số lựa chọn để Cử nhân Luật có thể làm và sống với nghề lại rất ít.
- Chính vì vậy, với cái nghề mà thường đi liền với nhiệt huyết và đam mê này, nhiều người chấp nhận đi làm với mức lương thấp, rất thấp, thậm chí là không có lương. Hồi mới ra trường, tôi từng đi phỏng vấn ở một VPLS nọ, khi ngồi chờ phỏng vấn có trò chuyện với một anh trợ lý Luật sư đang ở tuổi 31, anh chia sẻ mức lương của ảnh hiện là 6 triệu đồng. 6 triệu đồng vào năm 2012, với một người có gia đình ở TPHCM, tôi không hình dung được là anh ấy trang trải cuộc sống gia đình như thế nào. Nói chuyện được một lúc anh ấy mới chia sẻ là tại vợ anh ấy làm kinh doanh dược phẩm, thu nhập mỗi tháng gần trăm triệu cho nên anh có thể tự do mà sống với cái ước mơ nghề Luật của mình.
- Một câu chuyện vui để thấy được rằng, để sống và tồn tại trong một thế giới vận động không ngừng hiện nay thì mọi đam mê, nhiệt huyết đều phải sinh ra tiền để nuôi dưỡng cho chính nó. Thật khó để nuôi một đam mê với một cái túi trống rỗng, một cái ví tiền lép kẹp… trừ khi có người nuôi giúp bạn.
- Với quan điểm của một người học Luật, tôi không ủng hộ việc đi làm không lương. Việc đi thực tập hay học việc mà không có thù lao/lương chỉ nên áp dụng khi còn đang đi học. Còn khi chính thức tham gia vào thị trường lao động, làm việc toàn thời gian theo quy định của Bộ luật Lao động thì phải được trả lương. Mức lương tối thiếu nhận được phải bằng lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật. Việc chấp nhận đi làm không lương là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động.
Đi làm trái ngành
- Là lựa chọn của nhiều người. Chấp nhận làm việc trái ngành để kiếm thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự vẫn đam mê và tâm huyết với nghề Luật, thì hãy luôn nuôi trong mình một kế hoạch “lấy ngắn hạn, nuôi dài hạn”. Việc đi làm và tích lũy kinh tế, và tự đầu tư cho bản thân về những kỹ năng, kiến thức để quay trở lại với ngành Luật cũng là một giải pháp nếu bạn thật sự đam mê. Trong thời gian lấy ngắn, nuôi dài đó cần bám sát thị trường lao động, nếu có cơ hội quay lại với nghề Luật mà có được một mức lương đủ để nuôi dưỡng đam mê thì cần quay trở lại lập tức. Đừng ngủ quên trong những công việc có tính giai đoạn, nếu không việc bắt đầu lại là rất khó khăn.
- Nói như vậy không có nghĩa là cổ xúy cho việc coi nơi làm việc trái ngành là nơi “ở trọ” để kiếm tiền. Mà bạn cần phải nghiêm túc với công việc và lựa chọn của mình. Mối quan hệ lao động là mối quan hệ hai bên cùng có lợi, bạn phải đem lại lợi ích, đem lại giá trị cho công ty bạn đang làm thì mới nhận lại được những giá trị xứng đáng để bạn tiếp tục nuôi dưỡng đam mê với nghề Luật.
- Việc học một nghề và đi làm một nghề khác là chuyện bình thường trong thị trường lao động. Bởi khi đi làm trái ngành, sự vô tình nào đó khiến bạn tìm được những công việc mà bạn phát huy được những sở trường của bản thân. Ví dụ như bạn thích viết lách, bạn làm một công việc liên quan tới Content, sáng tạo… mặc dù là Cử nhân Luật nhưng bạn lại làm tốt việc này và dần dà theo thời gian cái nghề Content, viết lách lại lựa chọn bạn. Dân gian hay gọi là “nghề chọn người”. Cho nên biết đâu đấy, việc đi làm trái ngành lại mở ra những cơ hội mới cho bạn trong tương lai.
- Bản thân mỗi người đi làm vì hai mục đích quan trọng. Một là vì tiền, hai là vì đi làm vì thấy vui. Nếu bạn làm một việc mà có đủ hai yếu tố đó thì quá phù hợp với bản thân bạn rồi. Đương nhiên công việc bạn làm phải là hợp pháp, phải đem lại giá trị thặng dư cho xã hội thì hai mục tiêu khi đi làm kia mới thật sự có giá trị.
-
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Cử nhân luật có thể trở thành Quản tài viên không? Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên?
Cập nhật 2 tháng trước -
Cử nhân luật mới ra trường có thể tống đạt hồ sơ của tòa án không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Ngành Luật thi khối nào? Có bằng cử nhân luật được hành nghề luật sư chưa?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cử nhân luật được làm Quản tài viên hay không?
Cập nhật 4 tháng trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước