Cảm xúc đôi lúc là kẻ dẫn đường mù quáng gây hậu quả nghiêm trọng trong công việc

Có một câu nói rất hay rằng: “Cảm xúc là kẻ dẫn đường bất kham và mù quáng.” Trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc người ta vẫn thường hay nói đừng để cảm xúc lấn át lý trí mọi thứ sẽ bị phá vỡ. Sống quá cảm xúc gây ảnh hưởng nhiều hậu quả nghiêm trọng đến công việc không thể lường trước được.

Người sống cảm xúc thường làm việc rất tùy hứng

Dù là công việc nào đi chăng nữa thì thái độ làm việc tùy hứng là điều hoàn toàn không tốt. Nay vui, mai buồn từ đó kết quả công việc cũng biến chuyển theo cảm xúc của bạn theo đồ thị hình sin.

Lúc vui thì làm việc rất hăng say có thể dùng hết 100 năm công lực dồn vào công việc tạo hiệu quả vượt xa mong đợi. Tuy nhiên bản thân đã tụt mood thì một dự án nhỏ xíu cũng có thể ngán chân bạn.Ý chí, quyết tâm được thay thế bằng sự chán chường, mặc kệ. Và dĩ nhiên phải ngồi chờ đợi một cảm hứng khác đến mới có thể tiếp tục công việc được.

Đối với các ngành nghề thiên về nghệ thuật có thể cảm xúc và hứng thú làm việc rất quan trọng để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật còn đối với dân văn phòn thì cảm xúc chính là kẻ thù của công ty vì một công ty, một thành quả, một dự án có thể bị phá hỏng bởi chính thứ gọi là cảm xúc tiêu cực của nhân viên trong lúc làm việc.

Dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc

Đây gọi là loạt cảm xúc tiêu cực và nó bộc lộ, chứng minh thông qua lời nói, hành động của người mắc phải. Công việc suôn sẻ quá thì lại bảo nhàm chán. Đưa cho một một mục tiêu một kế hoạch tương lai thì lại bảo khó nhằn làm không nổi rồi sinh chán nản, bỏ cuộc. Mọi thứ mặc dù đã vẽ tô trên giấy từ mục tiêu đến kế hoạch cụ thể nhưng thời gian rất lâu sau đó vẫn dậm chân tại chỗ không thực hiện được.

Sống cảm xúc quá dễ mất lòng đồng nghiệp          

Trong công việc, trong thảo luận trao đổi rất nhiều lần bạn đã có những phát ngôn, lời nói làm tổn thương người khác hay nếu có bực tức gì mặc dù ngoài công ty vẫn ảnh hưởng làm cảm xúc trở nên tiêu cực và bạn khiến đồng nghiệp của mình trở thành “cái thớt” để bạn trút giận. Mặc dù sau đó bạn chống chế bằng cách “nói xong rồi quên à” và mọi thứ trở nên im ả khi bạn bình tĩnh trở lại.

Tuy nhiên, điều này sẽ làm đồng nghiệp thay đổi suy nghĩ về bạn gây rạn nứt tình cảm và sẽ khó khăn để kết nối lại như trước đây. Chắc hẳn những người làm cũng cũng chán nản với những lần thất thường sáng nắng chiều mưa của bạn. Bạn truyền năng lượng tiêu cực cho người khác rồi kết thúc chỉ bằng vài câu xin lỗi rỗng tuếch mà không khắc phục được hệ quả sau đó.

Suy nghĩ nhiều và rất hay do dự

Người suy nghĩ nhiều sẽ thường đưa ra rất nhiều viễn cảnh giả định cũng như là đọc hộ suy nghĩ của người khác. Việc này sẽ giúp bạn hiểu nhanh cảm xúc của người khác tuy nhiên chính nó cũng dễ khiến bạn bị tổn thương vì có nhiều loại suy nghĩ bạn không nên biết thì hơn.

Suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến quyết định của bản thân vì bạn sẽ tự nghĩ ra viễn cảnh tương lai là rủi ro là thất bại nếu bắt đầu một công việc kinh doanh chẳng hạn. Thế nên tốt nhất là nên suy nghĩ nhưng là suy nghĩ những điều tích cực nhất có thể đừng để cảm giác tiêu cực bởi suy nghĩ chi phối bạn bằng cách này hay cách khác.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.056 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Nhân viên văn phòng hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Nhân viên văn phòng
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Nhân viên văn phòng hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Nhân viên văn phòng
Việc làm mới nhất