Cách xử lý khi không vay tiền vẫn bị đòi nợ, có nợ xấu
Tình trạng cho vay vốn tiêu dùng hiện nay quá dễ dàng, các công ty tài chính “mọc lên như nấm” thủ tục giảm bớt thậm chí hồ sơ vay vốn được duyệt online và tiền đổ về tài khoản cá nhân người có nhu cầu ngay lập tức. Kéo theo đó là những nhầm lẫn tai hại bởi chiêu trò lừa đảo hay lỗ hổng trong vấn đề cho vay dẫn đến nhiều người mặc dù không vay tiền nhưng lại gánh trên mình một số nợ khổng lồ. Vậy phải xử lý như thế nào khi không vay tiền vẫn bị đòi nợ, có nợ xấu trên CIC?
- Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng không vay tiền vẫn bị đòi nợ, có nợ xấu
- Người khác dùng thông tin của bạn đi vay
- Người thân của bạn đi vay nhưng không trả tiền
- Mất giấy tờ cá nhân
- Cách xử lý khi bị đòi nợ nhưng không hề vay tiền
- Nắm rõ quy định của pháp luật về quy định đòi nợ và các tội danh có thể bị truy tố nếu bạn bị công ty đòi nợ liên tục làm phiền
- Phải nhắc nợ đúng thời gian đúng quy định
- Hành vi gửi tin nhắn rác:
- Hành vi đe dọa tinh thần người khác
Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng không vay tiền vẫn bị đòi nợ, có nợ xấu
Người khác dùng thông tin của bạn đi vay
Việc mạo danh để vay tiền ngày càng trở lên phổ biến. Các thông tin cá nhân của bạn đã được người nào đó sử dụng để vay tiền. Và hậu quả sẽ là bạn phải chịu là bị đe dọa và bị đòi nợ.
Trường hợp này có thể sẽ gặp nhiều nhất do người thân, bạn bè của bạn sử dụng các thông tin cá nhân, cụ thể là CMND của bạn đã bị đánh cắp thông tin. Với điều kiện cho vay online dễ dàng như hiện nay thì việc dùng thông tin của người khác vay tiền là chuyện dễ hiểu.
Người thân của bạn đi vay nhưng không trả tiền
Đây được xem là tình huống phiền toái, dở khóc dở cười. Trường hợp thì sẽ không bị nợ xấu nhưng cuộc sống sẽ bị đảo lộn bởi bạn sẽ phải nghe hàng tá cuộc điện thoại đòi nợ, đe dọa ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống tinh thần rất nhiều.
Lý giải cho việc này chỉ có một nguyên nhân duy nhất chính là người thân, bạn bè dùng đăng ký thông tin cá nhân của bạn là thông tin tin cậy khi bên cho vay xác nhận vay nợ. Nếu không tìm được chính chủ trả nợ thì tìm đến những người biết rõ chính chủ và người ta tìm bạn là điều hiển nhiên.
Mất giấy tờ cá nhân
Có rất nhiều kẻ xấu lợi dụng sơ hở của công ty vay tín chấp là chỉ cần CMND, số điện thoại xác nhận là có thể vay nợ nên sử dụng giấy tờ cá nhân của người bị đánh rơi để đi vay vốn mà khổ chủ không hề hay biết gì.
Cách xử lý khi không vay tiền vẫn bị đòi nợ, có nợ xấu
Hình từ Internet
Cách xử lý khi bị đòi nợ nhưng không hề vay tiền
- Nhận các cuộc gọi nhắn tin từ phía đòi nợ, ghi âm, chụp màn hình tin nhắn làm bằng chứng
- Yêu cầu bên đòi nợ cung cấp về thời gian vay, số tiền, lãi suất vay.
- Xác nhận với người thân, bạn bè về khoản vay có thật sự tồn tại hay không
- Trình báo cơ quan công an khoản vay mà bạn không hề đứng ra vay để điều tra làm rõ vấn đề
Nắm rõ quy định của pháp luật về quy định đòi nợ và các tội danh có thể bị truy tố nếu bạn bị công ty đòi nợ liên tục làm phiền
Phải nhắc nợ đúng thời gian đúng quy định
- Theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, các CTTC được sử dụng các biện pháp sau để đôn đốc, thu hồi nợ:
- Chỉ được nhắc nợ tối đa trong một ngày là năm lần.
- Thời gian, hình thức nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng.
- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho CTTC, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định.
- Đồng thời CTTC phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng, giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các biện pháp thu hồi nợ để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký kết hợp đồng.
Hành vi gửi tin nhắn rác:
- Theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, những tin nhắn chứa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân được xem là tin nhắn rác.
- Đối với hành vi gửi thư điện tử, tin nhắn rác, Điểm b Khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi này có thể bị phạt đến 80.000.000 đồng.
Hành vi đe dọa tinh thần người khác
- "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ." Quyền này được pháp luật Việt Nam quy định và được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015. Mọi hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn đều sẽ bị pháp luật trừng trị.
- Hành vi đe dọa người khác được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, người nào có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Khi bị khủng bố đòi nợ, cần giữ tinh thần vững chắc để giải quyết vấn đề. Không thỏa thuận hay sợ sệt trước công ty cho vay nợ và nhờ cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc để bảo quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 12 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước