Cách lấy lại sổ đỏ, sổ hồng bị người khác chiếm giữ?
Như phần trước chúng tôi đã gửi đến quý vị nỗi lo mất sổ đỏ và có lẽ mọi người cũng đã hiểu hơn tuy nhiên nếu sổ đỏ của bạn bị rơi vào tay người khác. Vậy làm thế nào để lấy lại sổ đỏ, sổ hồng bị khác chiếm giữ?
Đối với vấn đề trên sẽ có hai trường hợp cần phải phân tích
Trường hợp thứ nhất: Sổ đỏ, sổ hồng bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp (như trộm cắp, chiếm đoạt).
Trong trường hợp này, trước hết, người bị mất Giấy chứng nhận nên làm đơn tố cáo để yêu cầu cơ quan chức năng (như cơ quan công an) buộc người chiếm giữ bất hợp pháp phải trả lại cho mình sổ đỏ, sổ hồng đã bị chiếm giữ.
Nếu sổ đỏ, sổ hồng đã bị mất thì có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận bị mất theo quy định của pháp luật (Thực hiện theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Và bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.
Lưu ý: Trong trường hợp này chúng ta cũng có quyền khởi kiện ra Tòa án, nhưng thường việc khởi kiện sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, chúng ta nên làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận sẽ hiệu quả hơn mọi người nhé.
Trường hợp thứ hai: Sỏ đỏ, sổ hồng bị người khác chiếm giữ thông qua một giao dịch khác (như hợp đồng thế chấp, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ,…).
Thông thường đây là những hợp đồng song vụ nên sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối ứng của các bên. Do đó, trong các tranh chấp này các bên nên yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong đó, người bị chiếm giữ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên giữ Giấy chứng nhận phải hoàn trả lại cho mình.
Lưu ý: Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, mà người có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành, thì người bị chiếm giữ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện cưỡng chế giao, trả giấy tờ theo quy định pháp luật thi hành án dân sự (Khoản 39 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014).
Vậy mới nói, sổ đỏ - sổ hồng dù bị mất hay đánh cắp chúng ta đều có cách giải quyết và quyền tài sản cũng không bị mất đi. Hi vọng bài viết trên thật sự bổ ích cho mọi người
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước