Cách giúp sinh viên “sống sót” qua cuối tháng chỉ với 100.000đ mà không cần đi vay
Đã là sinh viên thì ai cũng phải trải qua ít nhất một quãng thời gian túng thiếu chỉ vì đầu tháng lỡ “vung tay quá trán” mà cuối tháng phải đau khổ khóc ròng. Nếu trong người chỉ còn 100k mà 1 tuần nữa bố mẹ mới gửi tiền ăn lên thì phải làm sao. Hãy đọc bài viết bên dưới để biết cách tiết kiệm đỉnh cao nha.
Vẫn sống khi hết tiền ăn uống
Cuối tháng rồi quên hết đi những bữa cơm tấm sườn bì chả, cơ gà xối mỡ hành hay buffet sang chảnh nha. Hãy ăn những món gần gũi và rẻ thôi. Chẳng hạn 1 ổ bánh mì không chấm sữa, 1 cái bánh giò, 1 gói mì +xúc xích, 1 cái bánh bao 10k hay là 2 quả trứng luộc dằm mắm + 1 bó rau bắt nồi cơm chỉ 15k là đủ bạn ăn no cho cả ngày đó. Các thực phẩm khác như: đậu hũ, dưa leo, cà chua,… rất nhiều loại nguyên liệu sạch và rẻ để bạn có thể sống sót đến cuối tháng.
Trường đại học nào cũng sẽ trang bị nước uống nên hãy tận dụng tối đa nguồn nước của trường mang bình nước đổ đầy ly rồi rinh về nhà thôi hoặc là nấu nước đun sôi để uống cũng được nè.
Vẫn sống khi không có tiền đổ xăng và nạp card điện thoại
Sinh viên hầu hết đều sống gần trường hoặc ký túc xá nên đi bộ đi học hoặc nhờ bạn bè chở cũng tiết kiệm xăng chứ nhỉ. Hàng vạn lý do đặt ra như xe hư nè, bệnh mệt trong người nè cũng khiến đứa bạn cùng lớp mủi lòng cho bạn đi ké thôi.
Nạp card điện thoại thì dễ mà công nghệ bây giờ viber, zalo, facebook có đủ để bạn liên lạc với người thân bạn bè nếu có việc quá cấp bách đang ở ngoài đường mà điện thoại hết tiền cứ dùng tính năng yêu cầu gọi lại nha. Nhưng với kinh nghiệm 1 đứa hay hết tiền cuối tháng như mình thì đi học xong mình về thẳng nhà luôn vì có tiền đâu mà la cà.
Cách giúp sinh viên "Sống sót" qua cuối tháng chỉ với 100.000đ mà không cần đi vay. (Hình từ internet)
Nghèo mà được rủ café, tiệc tùng
Chúng bạn chơi chung với nhau thường nói “bao thì đi”, nói đùa thế thôi chứ một lời từ chối khéo với hàng vạn lý do cũng có thể giúp bạn rời xa cuộc vui. Hẹn bạn bè vào một dịp gần nhất chẳng hạn hoặc thân quá cứ nói thẳng là “tao hết tiền rồi” đứa bạn thân sẽ chẳng ngại móc hầu bao với bạn đâu dĩ nhiên là đầu tháng sau hãy khao lại người ta một bữa tử tế vì hành động nhân nghĩa “cứu đói” đầy nghĩa hiệp cuối tháng nhé.
Hết tiền nhưng đồ dùng thiết yếu trong nhà lần lượt hết
Đây là đỉnh cao của việc hết tiền rồi. Giải pháp tốt nhất là ra hàng tạp hóa mua lẻ nhé như xà bông bịch gội đầu, sữa tắm, thậm chí xà phòng giặt đồ cũng có bán gói nhỏ lẻ tiện dụng nữa. Cái gì cũng có giải pháp mà phải không đừng có đi mua đồ dùng thiết yếu xong tiện tay lấy thêm mấy bịch snack về ăn mặc dù đang túng thiếu cùng khổ nhé.
Nếu hết tiền mà gặp phải chuyện khẩn cấp cần dùng số tiền lớn
Chuyện này nằm ngoài phạm vi giúp đỡ cách sống sót với 100k rồi. Hãy liên lạc ngay với phụ huynh để được cứu trợ nhanh chóng vì dù như thế nào bố mẹ vẫn sẽ là cứu nguy nhanh nhất an toàn nhất.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 5 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 5 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 3 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 1 năm trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước