Cách giải quyết những lời khiển trách từ cấp trên
Trong quá trình làm việc không ai là hoàn hảo và ít nhiều chúng ta sẽ nhận được vài lời khiển trách của sếp, tuy nhiên không phải ai cũng bình tĩnh đón nhận hay tiếp thu lỗi sai của mình. Vậy ứng xử như thế nào để vừa xoa diệu cấp trên vừa thể hiện mình là người biết tiếp thu và biết sửa đổi.
Bình tĩnh đón nhận những lời góp ý
Khi sự việc xảy ra thay vì ngắt ngang lời sếp hãy thể hiện sự tập trung lắng nghe lời góp ý của cấp trên. Có rất nhiều lỗi thường gặp trong xuyên suốt quá trình làm việc. Nhẹ nhàng thì sếp sẽ bày tỏ: “Mọi thứ đều tốt, tuy nhiên vấn đề này,… cần bổ sung vấn đề …” Nặng hơn thì “tất cả cả đều có lỗi sai và không làm hài lòng cấp trên.”
Dù là vấn đề nào đi chăng nữa thì cũng hãy bình tĩnh đón nhận những lời góp ý phê bình từ người hướng dẫn đừng ngắt ngang lời. Đừng biện minh những lý do vì sếp của bạn chỉ nhìn vào thành quả không có đủ thời gian để quan tâm quá trình của bạn có trục trục trặc hay sự không thuận lợi nào.
Suy nghĩ, xem xét lại những điều mà sếp trực tiếp đề cập phê bình bạn
Có hai trường hợp đặt ra trong tình huống này: một là sếp đã trách nhầm bạn, hai là bạn đã sai hoàn toàn.
So với trường hợp thứ nhất thì bạn chớ có lo lắng, hãy sắp xếp một buổi họp gần nhất trình bày lại các kế hoạch cũng như sự việc giải thích cho cấp trên hiểu rõ hơn. Câu chữ lịch sự nhã nhặn và thái độ ôn hòa, thoải mái sẽ khiến sếp có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn.
Trong trường hợp hai nếu lỗi sai hoàn toàn thuộc về mình thì bạn phải cẩn trọng xử lý sự việc khéo léo thông minh hơn cả. Những lỗi sai trong công việc là điều hoàn toàn có thể xảy ra và không thể nào tránh khỏi. Nhiệm vụ của bạn là phải đối mặt với nó, nhìn nhận lại vấn đề xem mình sai ở đâu. Những lời trách mắng nhưng được thành tâm tiếp thu và tìm hướng khắc phục sửa lỗi sẽ khiến bạn có thể tiến xa hơn trong công việc thay vì cứ mãi sợ sệt lo lắng đối diện với sự thật.
Giải tỏa căng thẳng nhanh nhất để có thể tập trung lại vào công việc
Sau màn gặp mặt sếp thì chắc chắn bạn không thể tập trung vào giải quyết hậu quả ngay tức khắc. Ít ra bạn vẫn còn “sang chấn” vì những lời góp ý của cấp trên nên hãy để cho “tâm hồn lành lặn” lại bằng 1 bản nhạc thư giãn, thúc đẩy tinh thần sửa sai của bản thân. Hoặc đơn giản là thuật lại với đồng nghiệp về toàn bộ sự việc biết đâu những nhân vật thân cận cạnh bạn sẽ có vài ý kiến xử lý thỏa đáng giúp bạn qua cơn hoạn nạn.
Lập kế hoạch khắc phục hậu quả, chinh phạt mọi thử thách mới
Đã đến lúc bạn phải bắt tay vào giải quyết hậu quả của mình. Lần này bạn phải cố gắng để có thể lấy lại sự tin tưởng tín nhiệm của trưởng phòng.
Hãy rút kinh nghiệm sâu sắc từ sai lầm cũ đã qua. Cần lên một tiến trình cụ thể, một kế hoạch rõ ràng trong công việc để giảm thiểu sai sót ít nhất có thể.
Năng suất làm việc và kết quả là sự chứng minh chính nhất để cấp trên nhìn nhận và đánh giá thực lực của bạn.
Không cần dùng những lời ngọt nhạt hay ít quà cáp để có thể lấy lòng sếp mong sếp để ý đến mình. Chỉ cần bản lĩnh và sống trọn với công việc mang thành quả tốt đẹp gửi về công ty là biện pháp lấy lòng gây ấn tượng nhất đối với cấp trên chốn công sở.
Chúc cho các bạn luôn thành công trong công việc của mình.
-
10 Tips nhỏ chốn văn phòng giúp bạn trở nên tinh tế hơn
Cập nhật 3 năm trước -
Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt
Cập nhật 2 năm trước -
Kỹ năng văn phòng: 05 sai lầm khiến bạn khó hòa nhập trong môi trường công sở
Cập nhật 3 năm trước -
Top 05 câu nói dối kinh điển của đồng nghiệp
Cập nhật 3 năm trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 3 năm trước -
04 Lý do khiến bạn luôn thất bại khi mở rộng mối quan hệ
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước