Ai được cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án? Thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên được quy định ra sao?
Cho hỏi: Những đối tượng nào được cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án? Thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên được quy định ra sao? Mẫu tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hoà giải viên tại Tòa án là mẫu nào? câu hỏi của chị H (Hà Nội).
Ai được cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án?
Thẻ Hòa giải viên được quy định tại Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Thẻ Hòa giải viên
1. Thẻ Hòa giải viên được cấp cho người được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại các Tòa án nhân dân, để sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án; không được sử dụng vào việc khác không thuộc nhiệm vụ Hòa giải viên.
2. Mẫu Thẻ Hòa giải viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định, cụ thể như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền xanh, trên cùng là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ VnArialH đậm, màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 10; ở giữa là logo Tòa án có đường kính 20 mm; phía dưới logo Tòa án là dòng chữ “THẺ HÒA GIẢI VIÊN” phông chữ VnArialH, màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 13
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu vàng; ở giữa có hình trống đồng in chìm; góc trên bên trái có logo Tòa án, đường kính 9.8 mm; góc dưới bên trái có ảnh của Hòa giải viên (cỡ 20x30 mm); có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nhiệm kỳ, nơi làm việc, ngày cấp Thẻ Hòa giải viên.
d) Ảnh được đóng dấu chìm của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo quy định này, Thẻ Hòa giải viên được cấp cho người đáp ứng các tiêu chuẩn để trở thành Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn hòa giải viên
Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
2. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
Ai được cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án? Thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án được quy định ra sao?
Theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên như sau:
Thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp thẻ Hòa giải viên
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên
a) Người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên làm Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 09, kèm theo 02 ảnh 20x30 mm) gửi Tòa án nơi mình làm việc.
b) Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc tiếp nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi Tòa án nhân dân cấp tỉnh (qua đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp thẻ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định tại Thông tư này.
Chiếu theo quy định này, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.
Mẫu tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án là mẫu nào?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp thẻ Hòa giải viên
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên
a) Người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên làm Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 09, kèm theo 02 ảnh 20x30 mm) gửi Tòa án nơi mình làm việc.
b) Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc tiếp nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi Tòa án nhân dân cấp tỉnh (qua đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp thẻ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên làm Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC cùng với 02 ảnh 20x30 mm gửi Tòa án nơi mình làm việc.
Mẫu Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên tại Tòa án. Tải về
-
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Số lượng Hòa giải viên tối đa tại mỗi Tòa án là bao nhiêu?
Cập nhật 1 năm trước -
Thủ tục cấp thẻ Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân được thực hiện như thế nào? Mẫu thẻ Hòa giải viên mới nhất hiện nay?
Cập nhật 1 năm trước -
Khi vụ việc được hòa giải thành thì mức thù lao của Hòa giải viên là bao nhiêu? Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là bao nhiêu năm?
Cập nhật 1 năm trước -
Để được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án thì công dân phải đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục bổ nhiệm được quy định thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Để chuyển sang làm hòa giải viên thì luật sư cần đáp ứng điều kiện gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước