Số lượng Hòa giải viên tối đa tại mỗi Tòa án là bao nhiêu?

(có 2 đánh giá)

Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện nay, mỗi Tòa án sẽ có tối đa bao nhiêu Hòa giải viên? Thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được quy định ra sao? Hòa giải viên cần đáp ứng các điều kiện gì? câu hỏi của chị Tr (Huế).

Số lượng Hòa giải viên tối đa tại mỗi Tòa án là bao nhiêu?

Số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:

Định biên số lượng Hòa giải viên

1. Số lượng Hòa giải viên được xác định trên cơ sở số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của từng Tòa án và các tiêu chí sau:

a) Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.

b) Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.

c) Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.

...

Như vậy, số lượng Hòa giải viên tại Tòa án được quy định như sau:

- Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.

- Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.

- Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.

Lưu ý: Số lượng Hòa giải viên còn phụ thuộc vào số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của từng Tòa án.

Số lượng Hòa giải viên tối đa tại mỗi Tòa án là bao nhiêu?

Số lượng Hòa giải viên tối đa tại mỗi Tòa án là bao nhiêu? (Hình từ Internrt)

Thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên được thực hiện theo mấy bước?

Thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:

Bước 01: Gửi văn bản đề nghị giao số lượng Hòa giải viên.

Sau tổng kết công tác năm, căn cứ vào số lượng vụ, việc thụ lý, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện) có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giao số lượng Hòa giải viên.

Bước 02: Tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên về Vụ Tổ chức - Cán bộ.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).

Bước 03: Ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên.

Sau khi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên đối với từng Tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

Hòa giải viên tại Tòa án cần đáp ứng các điều kiện nào do luật định?

Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, cụ thể như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:

a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;

c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.

2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:

a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại Tòa án, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.

- Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

- Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.

- Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

(có 2 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.223