07 việc làm online khiến người xin việc dễ bị lừa đảo nhất
Trước tình hình dịch bệnh đang căng thẳng thì rất nhiều người bị giảm thiểu thu nhập từ đó nhu cầu kiếm việc làm online trở nên nở rộ hơn bao giờ hết. Thế nhưng kéo theo đó là các chiêu thức lừa đảo của các nhà tuyển dụng rởm lại mọc lên như nấm. Hãy cùng Nhân Lực Ngành Luật liệt kê các công việc online dễ gặp tình trạng lừa đảo nhất để tránh nhé.
- Câu chuyện 1: Kiếm 4 -5tr/ tháng chỉ ngồi nhập mã captcha
- Câu chuyện 2: Lừa đảo giả danh công ty marketing online
- Câu chuyện 3: Lừa đảo bằng công việc click vào quảng cáo (PTC – pay to click)
- Câu chuyện 4: Đọc email để kiếm tiền
- Câu chuyện 5: Chia sẻ tài liệu (PTU)
- Câu chuyện 6: Chứng khoán, ngoại hối (Forex), betting
- Câu chuyện 7: Chào mời tham gia đa cấp và bán thông tin
Câu chuyện 1: Kiếm 4 -5tr/ tháng chỉ ngồi nhập mã captcha
Thực ra không thể quy chụp cho tất cả những công ty hay cá nhân nào khi tuyển dụng việc nhập mã captcha đều là lừa đảo, vì đây là hình thức kiếm tiền có thật nhưng bị biến tướng thành lừa đảo mà thôi.
Nhưng để nói đây là công việc đàng hoàng thì chưa hẳn là đúng, bởi bản chất của việc nhập mã captcha là giúp cho các phần mềm spam vượt qua. Hiểu nôm na và đơn giản khi anh A muốn đăng ký hay đăng bài trên diễn đàn vì mục đích gì đó, thì lúc này diễn đàn sẽ yêu cầu anh A phải nhập mã captcha, và khi bạn gõ captcha chính là lúc giúp anh A nhập mã captcha khi đăng ký diễn đàn hay đăng bài đấy. Vậy sao nói anh A là Spammer được nhỉ? họ đăng ký nick và đăng bài thì mình giúp họ làm nhanh hơn mà thôi. Vâng, chính vì cái nhanh này là Spam đấy, vì họ không đăng ký hay đăng bài trên 1 diễn đàn mà họ sẽ đăng ký và đăng bài hàng loạt chính nhờ hàng ngàn, hàng triệu cộng tác viên như bạn đang ngồi nhập mã captcha cùng 1 lúc đấy. Việc này khá dễ dàng vì anh A có phần mềm làm hết các việc khác như đăng ký user, đặt password, khai báo ngày tháng năm sinh, lên lịch để up bài…chỉ có việc diễn đàn đặt ra cái captcha là phần mềm không thể làm tự động được nên mới nhờ bạn nhập đấy, và mục đích của các diễn đàn là muốn người thật, đăng ký thật để trao đổi, chia sẻ chứ không phải cho anh A phục vụ việc spam đăng ký nick hay đăng bài hàng loạt.
Câu chuyện 2: Lừa đảo giả danh công ty marketing online
Lợi dụng việc các công ty marketing thường xuyên tuyển người, các công ty lừa đảo cũng làm cái “bánh vẽ” y chang với các lời chào mời hết sức ngon ngọt như là: Quản trị website, đăng tin diễn đàn, up hình facebook….chỉ 2-3h/ ngày là kiếm 4-5tr/tháng thậm chí có nơi còn quảng cáo chỉ cần dùng điện thoại…Đủ thứ chiêu thức được họ tung ra nhằm đưa con mồi vào tròng rồi từ từ hành hạ và tiêu diệt.
Nhưng trước khi được làm việc bạn phải trải qua các “nghi thức” như là đóng tiền học phí để được đào tạo để làm marketing, vì lỡ bạn học xong rồi chuồn mà không làm việc cho họ thì sao. Tiếp theo là kêu con mồi về nhà chờ đợi công việc qua mail, chiêu tiếp theo là cho con mồi chết đói từ từ bằng cách không giao việc thì tự nó đi kiếm mồi khác mà thôi. Có lên hoạnh họe đòi lại tiền à, đừng mơ đi nhé!
Để hiểu rõ hơn về những người bị sập bẫy chuyện lừa đảo này thì bạn có thể lên google tìm hiểu thì sẽ thấy nhan nhản.
Câu chuyện 3: Lừa đảo bằng công việc click vào quảng cáo (PTC – pay to click)
Đây là hình thức kiếm tiền có từ rất lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, câu chuyện lừa đảo làm việc online tại nhà từ nó cũng khá nhiều, tuy nhiên không biết vì lí do gì mà hình thức này vẫn còn nhiều người tin dùng.
Phần lớn công việc này là lừa đảo, nếu có rút được tiền thì rất ít, chẳng đáng công sức bạn bỏ ra.
Đây có thể nói là biến thể kiểu nhập nhằng mập mờ đánh lận con đen của công việc tại nhà mà nhiều nhà tuyển dụng chân chính đang có nhu cầu tuyển dụng thực sự, vì thế bạn đừng nên bị lừa gạt bởi hình thức này nhé.
Câu chuyện 4: Đọc email để kiếm tiền
Tương tự câu chuyện số 3, hình thức này không hề đơn giản như chúng ta nghĩ cũng là có thể nhận được tiền nhưng rất ít. Thường là lừa đảo nhiều hơn là nhận được tiền. Và thường hình thức này họ cũng chào mời kiểu như: làm việc online không cần phỏng vấn, lương cao, làm tại nhà…Nhưng bạn chớ nên tham gia vào các việc làm online kiểu này nhé.
Câu chuyện 5: Chia sẻ tài liệu (PTU)
Thực ra đây là việc làm online uy tín cũng không phải lừa đảo gì, vì bạn chỉ cần chia sẻ tài liệu cá nhân của bạn hay sưu tầm ở đâu đó được, sau đó người khác thấy cần tài liệu này và trả tiền để được download về thế là bạn nhận được tiền thôi, nhưng thực tế sẽ khó khăn hơn nhiều vì sẽ vướng bản quyền và có thể dính dáng đến pháp luật đấy. Vì vậy tuy là công việc không phải lừa đảo nhưng mình bạn sẽ nhin ít hoặc thậm chí chẳng được xu nào nếu tham gia vào công việc này.
Câu chuyện 6: Chứng khoán, ngoại hối (Forex), betting
Tiếp theo cũng là công việc không có mùi lừa đảo nào cả nhưng mình vẫn liệt vào đây vì công việc này mang nhiều rủi ro cao, và chuyện dính đến pháp lý là điều có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận. Vì công việc này sẽ giúp bạn kiếm khá nhiều tiền nếu biết cách đầu tư đún đắn. Nhưng chuyện đời không dễ tí nào đâu bạn nhé, ngon ăn người khác ăn hết rồi, nếu nó dễ dàng dàng và kiếm được nhiều tiền thì không đến lượt cho người đến sau như chúng ta đâu nhé.
Câu chuyện 7: Chào mời tham gia đa cấp và bán thông tin
Việc kêu gọi bạn tham gia công việc online và đến phỏng vấn chỉ là bức bình phong mà thôi, còn mục đích thật sự của họ là muốn bạn tham gia vào mạng lưới đa cấp dưới nhiều hình thức khác nhau.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 3 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 1 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 10 tháng trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước