05 yếu tố mà bất cứ người sếp nào cũng muốn nhân viên mình hội tụ đủ
Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên luôn là mối quan hệ có khoảng cách. Rất ít nhân viên đọc được suy nghĩ cũng như yêu cầu của sếp như thế nào để nhân viên hoàn thành tốt. Tuy nhiên bất cứ cấp trên nào cũng muốn nhân viên mình có được các yếu tố dưới đây để cùng nhau phát triển công ty.
Hiểu tâm lý khách hàng, tôn trọng đồng nghiệp
Câu “khách hàng là thượng đế” luôn là tôn chỉ. Vì có khách hàng công ty mới có thể hoạt động và phát triển được. Trong khi đó nhân viên sẽ là bộ mặt của công ty chẳng may vì một thái độ của nhân viên nào đó mà làm buồn lòng các “thượng đế” thì đó cũng là một nỗi rắc rối lớn. Biết rằng không phải khách hàng nào cũng giống nhau nhưng chắc chắn bất cứ cấp trên nào cũng mong muốn nhân viên mình nhanh nhạy hiểu rõ tâm lý khách hàng để giải quyết ổn thỏa mọi sự việc gặp phải.
Về phía đồng nghiệp dĩ nhiên càng đoàn kết công ty càng phát triển vì đồng nghiệp là những người kề vai sát cánh với nhau nên hơn ai hết sếp là người càng mong muốn môi trường văn phòng “mưa thuận gió hòa” để mọi người toàn tâm toàn ý cho công việc, gắn bó với công ty.
Tóm lại, khách hàng và đồng nghiệp là hai mối quan hệ quan trọng mà bất cứ nhân viên nào cũng cần lưu ý và phát triển nó theo chiều hướng tốt đẹp nhất.
Tinh thần gắn kết tập thể
Một tập thể không thể thiếu đi sự đoàn kết của các thành viên trong tổ, nhóm, mỗi người tuy đảm nhận nhiệm vụ khác nhau nhưng khi kết hợp thì nó đem đến một hệ thống hoàn chỉnh. Cấp trên là người hiểu rõ định lý này hơn bao giờ hết, bất cứ người sếp nào cũng sợ nhân viên của mình vì hơn thua ganh đua mà trở lên hiếu thắng quá mức gây mất tinh thần đoàn kết lẫn nhau.
Vì vậy một nhân viên hiểu vị trí của mình hiểu tập thể cũng như một lòng vì công ty sẽ được cấp trên hài lòng hơn cả. Tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh để công ty phát triển vượt bậc.
Chấp hành nội quy công ty, duy trì văn hóa công ty
Không phải tự nhiên mà công ty nào cũng có một bảng nội quy hoàn chỉnh, thậm chí là có nhiều công ty còn tổ chức kiểm tra nhân viên về nội quy định kỳ. Một nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy cũng là “hiệu ứng domino” để toàn thể nhân viên noi theo. Đi làm đúng giờ, tập trung làm việc, không làm việc cá nhân, không “ăn cắp” thời gian quý báu của công ty là điều mà sếp cần hơn hết ở một nhân viên.
Văn hóa cũng giống như nội quy công ty vậy nó đã có từ rất lâu và nề nếp việc giữ lửa và truyền lửa văn hóa truyền thống đó cũng là điều mong mỏi của cấp trên đối với nhân viên công ty mình.
Không tự cao thể hiện mình hơn người trong công ty
Khiêm tốn luôn là đức tính cần có của mỗi người. Chắc hẳn ít nhiều cấp trên phải đau đầu đối với những cá nhân rõ ràng rất được việc nhưng quá tự cao tự mãn chẳng coi ai ra gì. Cho nghỉ việc thì mất nhân tài mà không cho thôi việc thì tình anh em nội bộ lục đục chẳng có mấy ai thiết tha làm việc với những thành phần như thế. Vậy nên đừng để sếp phiền lòng vì nét tính cách của mình mất dĩ hòa vi quý ở công ty.
Không nản trước mọi khó khăn
Nói không ngoa khi mà mối quan hệ giữa nhân viên và công ty cũng phần nào giống với mối quan hệ vợ chồng “nghĩa nặng tình sâu” chắc hẳn nhiều lúc bạn sẽ được giao mấy nhiệm vụ khó nhằn nhưng đừng vội nản lòng Thay vào đó bạn có thể nghĩ cách để giải quyết chẳng hạn tìm người có kinh nghiệm và hỏi họ cách làm, có thể tự nghiên cứu để nhớ lâu hơn và áp dụng cho lần sau,...
Lãnh đạo cấp trên chắc chắn cũng thấy tố chất của bạn mới giao cho bạn chuỗi công việc đó nên hãy xem đó là thách thức đừng “say no” với những nhiệm vụ mà sếp giao.
Khi đứng trước một tình huống khó, hãy bình tĩnh và suy nghĩ về bản chất vấn đề, tìm ra điểm mấu chốt của nó và nghĩ hướng khắc phục. Như vậy bạn sẽ chẳng còn chỗ để chứa những suy nghĩ tiêu cực như chán nản, nghĩ rằng mình không làm được,...
Chuyện vượt khó vươn lên là điều mà bất cứ cấp trên nào cũng muốn nhân viên mình có trong phẩm chất vì vậy hãy chứng minh cho sếp thấy bản thân bạn một lòng với công ty dù bất kể khó khăn gian nan.
-
10 Tips nhỏ chốn văn phòng giúp bạn trở nên tinh tế hơn
Cập nhật 3 năm trước -
Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt
Cập nhật 2 năm trước -
Kỹ năng văn phòng: 05 sai lầm khiến bạn khó hòa nhập trong môi trường công sở
Cập nhật 3 năm trước -
Top 05 câu nói dối kinh điển của đồng nghiệp
Cập nhật 3 năm trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 3 năm trước -
04 Lý do khiến bạn luôn thất bại khi mở rộng mối quan hệ
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước