04 Kiểu sinh viên dễ thất nghiệp
Mục đích của việc học đại học chính là kiếm tiền lo chén cơm sau này. Tuy nhiên những năm trở lại đây tỉ lệ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp cao vô kể. Nguyên nhân thì vô vàn thế nhưng cũng có nguyên nhân chính từ từng người. Dưới đây là 04 kiểu sinh viên dễ thất nghiệp sau khi ra trường.
Kiểu 1: Tổ hợp Kiêu - điệu
Ở nhà bạn có bánh bèo công chúa đến đâu thì trong môi trường làm việc bạn phải vì tập thể chung. Những người yếu đuối quá đáng, tâm hồn mỏng manh sẽ dễ bị tổn thương nghiêm trọng khi dấn thân vào môi trường công sở. Chưa kể ở nhà được cơm bưng nước rót đi làm lại cun cút pha trà, xếp hồ sơ sẽ rất dễ nản lòng chiến sĩ. Người ta giao công việc chuyên môn thì lại bảo áp lực, giao công việc ngoài lề thì nghĩ mình bị xem thường chỉ là chân sai vặt. Và kết cục chỉ có thể là: Thưa sếp, cáo từ. Không chỉ một công ty mà 10 công ty cũng như thế thì thất nghiệp cũng phải.
Kiểu 2: Ảo tưởng sức mạnh
Sinh viên tự tin là tốt nhưng ranh giới giữa tự tin và tự cao dẫn đến ảo tưởng sức mạnh của bản thân lại rất mong manh. Đồng ý ở trường bạn là sinh viên ưu tú, danh sách học bổng không bao giờ thiếu tên bạn nhưng khi ra đời đi làm bạn giỏi sẽ có người giỏi hơn, bạn tài sẽ có người xuất chúng hơn bạn. Thế nên đi làm “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” deal lương phải có chừng mực, làm việc thể hiện bản thân có lễ độ. Những người ảo tưởng sức mạnh thường có cái tôi rất lớn và một khi cái tôi bị bật lại thì cái kết vẫn là ví công ty là Sơn Tùng MTP vì “Chúng ta không thuộc về nhau”.
Kiểu 3: Đứng núi này trông núi nọ
Đây là một kiểu nhân viên mà không chỉ sinh viên mới tốt nghiệp mới mắc phải mà ngay cả người đi làm lâu năm cũng thế. Gọi là sao nhỉ, nó chớm nhảy việc nhưng là nhảy việc không chính trực hoặc tâm không hướng về doanh nghiệp mà mình đang làm. Sẽ có dạng nhân viên như sau: “Công ty B đãi ngộ tốt thật, người như mình về đấy lương cao hơn đây là cái chắc.” Và mọi người cũng biết đó ở trong chăn mới biết chăn có rận. Đến lúc này hối hận cũng không kịp.
Kiểu 4: Không chịu giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng mềm cần thiết trong môi trường công sở để mở rộng sơ đồ quan hệ cá nhân giúp ích trong công việc. Một người quá thụ động không tự tin chủ động giao tiếp bắt chuyện với đồng nghiệp, cũng không chịu mở lòng hưởng ứng khi đồng nghiệp chủ động lại thì là kiểu người sẽ dễ bị cô lập trong công ty. Trở nên cô thân độc mã “chiến đấu” thì cũng đến lúc đứt hơi xin hàng.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 3 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 1 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 10 tháng trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước