Việc làm bất động sản là một sự “ám ảnh” của không ít ứng viên trên thị trường lao động hiện nay. Khi lướt các trang, diễn dàn tuyển dụng chúng ta thường gặp những ứng viên đề cập ngay từ đầu việc “Nói không với đa cấp, bất động sản”. Lý do tại sao, vì đâu mà nghề bất động sản lại khiến ứng viên sợ hãi như vậy?
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2020 với nhiều quy định mới, các mức xử phạt mới. Trong đó đáng chú ý là sự điều chỉnh các mức xử phạt liên quan tới hoạt động nghề nghiệp của Luật sư. Đặc biệt, hành vi xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khiếu nại, tố cáo trái pháp luật sẽ được xử phạt nghiêm theo Nghị định này..
Một hiện tượng dễ nhận thấy trong những năm gần đây trong thị trường lao động về ngành Luật. Đó là việc một số đơn vị sử dụng lao động (Tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng…) thường xuyên tuyển dụng lao động với các vị trí như “học việc” “thực tập” với những mức lương rất thấp thậm chí là không trả lương. Bài viết này sẽ không đi sâu, không mổ xẻ những vấn đề mang tính “bóc phốt”. Mà dựa trên những hiện tượng, sự kiện có thật đã nêu. Tôi sẽ kể ra 04 hệ lụy xấu với xã hội nếu các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục ép giá Cử nhân Luật giống như những năm gần đây.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tại Nghị định này, nhiều mức xử phạt đã được thay đổi nhằm đảm bảo tính răn đe. Trong lĩnh vực Tư pháp, đặc biệt về ngành nghề Luật sư cũng cần lưu ý, đối với hành vi tiết lộ thông tin khách hàng.
Với những nhân sự trẻ sau khi ra trường từ 1 – 3 năm, thường có tâm lý sẽ tìm cho mình một bến đỗ công việc mới với mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Sở dĩ xuất hiện tâm lý này là vì phần lớn bạn trẻ cho rằng trong 03 năm đi làm của mình, các bạn đã tích lũy đủ kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi, đã có đủ những hiểu biết về ngành nghề và tự tin có thể vươn ra biển lớn. Nhưng thực tế không đơn giản như những bức tranh mà chúng ta tự vẽ ra, thực tế thị trường lao động khắc nghiệt hơn nhiều.
Những năm gần đây, ngành Giáo dục đã không ngừng đổi mới. Giáo viên (GV) chúng tôi cũng toát mồ hôi vì sự đổi mới liên tục của ngành. Những buổi tập huấn, chúng tôi thường được nhồi nhét bằng những cụm từ nghe mà thuộc lòng như: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh”, “Học sinh phải tích cực chủ động trong hoạt động nắm bắt kiến thức”...
Trong thời buổi mở cửa hiện nay, số tiền đầu tư của các doanh nghiệp được tăng cao nhưng cũng kèm theo các mối lo về pháp lý trong công việc kinh doanh. Để tạo sự an tâm, các công ty, doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng tuyển dụng những nhân sự tư vấn Luật để tránh tình trạng "nước tới chân mới nhảy". Vì thế, chuyên viên pháp chế đang nổi lên là một công việc rất có tiềm năng hiện nay.