Tài sản ảo, tài sản mã hóa có thể được dùng đầu tư hoặc cho mục đích trao đổi từ 01/01/2026?
Tài sản ảo, tài sản mã hóa có thể được dùng đầu tư hoặc cho mục đích trao đổi từ 01/01/2026? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số?
Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 (Luật số 71/2025/QH15) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 14 tháng 6 năm 2025, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Tài sản ảo, tài sản mã hóa có thể được dùng đầu tư hoặc cho mục đích trao đổi từ 01/01/2026?
Căn cứ Điều 47 Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 quy định như sau:
Phân loại tài sản số
1. Tài sản số được phân loại theo một hoặc một số tiêu chí sau:
a) Mục đích sử dụng;
b) Công nghệ;
c) Tiêu chí khác.
2. Tài sản số bao gồm:
a) Tài sản ảo trên môi trường điện tử là một loại tài sản số có thể được dùng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư. Tài sản ảo không bao gồm chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự; tài chính;
b) Tài sản mã hóa là một loại tài sản số sử dụng công nghệ mã hóa hoặc công nghệ số có chức năng tương tự để xác thực đối với tài sản trong quá trình tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao. Tài sản mã hóa không bao gồm chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự; tài chính;
Như vậy, theo quy định, từ ngày 01/01/2026 (ngày Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 chính thức có hiệu lực thi hành), người dân được sử dụng tài sản ảo, tài sản mã hóa dùng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư.
Lưu ý: Tài sản ảo, tài sản mã hóa đều không bao gồm chứng khoán, các dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật về dân sự; tài chính;
Tài sản ảo, tài sản mã hóa có thể được dùng đầu tư hoặc cho mục đích trao đổi từ 01/01/2026? (Hình ảnh Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số?
Căn cứ Điều 12 Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số như sau:
- Lợi dụng hoạt động công nghiệp công nghệ số xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng; quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đạo đức xã hội, sức khỏe, tính mạng của con người.
- Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong công nghiệp công nghệ số.
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; để được loại trừ trách nhiệm trong thử nghiệm có kiểm soát sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số.
Cản trở hoạt động hợp pháp; hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về công nghiệp công nghệ số của tổ chức, cá nhân.
- Sử dụng, cung cấp, triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng; quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và phá hoại thuần phong mỹ tục.
Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số của nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Công nghiệp công nghệ số 2025 quy định các chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số của nhà nước như sau:
- Huy động nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chuyển giao công nghệ; từng bước làm chủ công nghệ số; xây dựng hạ tầng công nghiệp công nghệ số dùng chung quy mô vùng, quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động công nghiệp công nghệ số.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ số; phát triển cơ sở giáo dục chuyên ngành công nghệ số; có cơ chế ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút, trọng dụng nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao, nhân tài công nghệ số.
- Có cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực, trong đó có cơ chế loại trừ trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong thử nghiệm.
- Có cơ chế ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế và các cơ chế ưu đãi khác trong nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, sản xuất, ứng dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
- Phát triển thị trường cho công nghiệp công nghệ số; có cơ chế đặt hàng, ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Phát triển dữ liệu số trong hoạt động công nghiệp công nghệ số trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng và là nền tảng phục vụ nghiên cứu, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số.
- Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các ngành, lĩnh vực và các mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đưa trí tuệ nhân tạo trở thành phương thức sản xuất mới; thúc đẩy mạnh mẽ năng lực nội sinh quốc gia, tạo ra những mô hình kinh tế mới với năng suất và giá trị vượt trội.
+ Nhà nước có chính sách ưu đãi cao nhất để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, triển khai, sử dụng trí tuệ nhân tạo.
- Có chính sách ưu đãi vượt trội để phát triển công nghiệp bán dẫn, hình thành hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam.
- Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Xem thêm
- Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho hoạt động công nghiệp công nghệ số từ ngày 01/7/2025
- Chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với người lao động là nhân tài công nghệ số từ ngày 01/01/2026?
>>> Tìm Việc làm Công nghệ thông tin mới nhất tại đây! |
Từ khóa: Tài sản ảo Tài sản số Tài sản mã hóa Dùng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư Dùng đầu tư Công nghiệp công nghệ số Công nghệ số
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;