Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">Đã học luật thì môn học nào cũng quan trọng và đòi hỏi bạn học tốt tất cả các môn tuy nhiên, có một số môn học “xương sống” mà nó là tiền đề để bổ trợ kiến thức cho các môn chuyên ngành khác đòi hỏi sinh viên luật cần phải nắm vững khi học.</p>
<p>Ở bất kì đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những người thức giấc thật sớm để làm việc, về nhà thật muộn để hoàn thành công việc, không nghỉ trưa để làm việc… Tất nhiên những người đó họ có cách làm việc của riêng mình, và thường những người đều là những người siêng năng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa những người có lựa chọn ngược lại là những người lười nhác. Thậm chí, việc ngủ đủ giấc, chịu khó ngủ trưa, tám chuyện với đồng nghiệp… là những việc giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn. Lý do tại sao?</p>
<p>Ly hôn chưa bao giờ là đơn giản dù đó là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng quan tâm và tranh chấp trong thời gian ly hôn đó chính là việc phân chia tài sản. Mặc dù Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định rõ các trường hợp về phân chia tài sản tuy nhiên trong thực tế diễn ra còn nhiều bất cập không lường trước được. Bài viết này sẽ khái quát lại vấn đề pháp lý về việc phân chia tài sản cũng như thực trạng xảy ra trong thực tế của các bản án tranh chấp ly hôn.</p>
<p>Công việc của một Kế toán công nợ là gì? Trong một doanh nghiệp có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì luôn cần một kế toán công nợ. Kế toán công nợ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của công ty. Tùy từng bộ phận kế toán khác nhau mà công việc của mỗi nhân viên kế toán cũng có những đặc thù riêng biệt. Vậy công việc cụ thể của kế toán công nợ cần làm trong mỗi doanh nghiệp là gì? Mọi người có thể tham khảo bảng mô tả công việc chung dưới đây.</p>
<p>Theo các nhà kinh tế học, con người luôn đứng trước những sự đánh đổi. Chấp nhận rủi ro chính là lựa chọn những cơ hội. Thực tế cho thấy, lựa chọn nào càng mạo hiểm, càng rủi ro thì thành quả sẽ lớn tương đương với những rủi ro mà người ta chấp nhận. Tuy nhiên trong mọi hoàn cảnh, khi đứng trước một lựa chọn mạo hiểm có tính rủi ro cao, chúng ta phải đặc biệt cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Trong sự nghiệp cũng vậy.</p>
<p>Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.</p>
<p>Trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên, câu hỏi “vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ” có lẽ là câu hỏi khiến nhiều ứng viên bối rối nhất. Lý do vì sao lại có hiện tượng bối rối này?</p>
<p>Luật sư không còn là một ngành nghề quá xa lạ trong xã hội, ai cũng biết sơ bộ về một “Luật sư”, cũng hình dung ra công việc của một Luật sư một cách khái quát. Tuy nhiên chỉ có những người theo nghề Luật, học Luật hoặc bỏ thời gian ra tìm hiểu mới thật sự hiểu tường tận, chi tiết Nghề Luật sư là gì, công việc bao gồm những gì, hành nghề ra sao…chứ đại bộ phận cộng đồng vẫn hiểu Luật sư một cách khá mơ hồ. Vậy nghề Luật sư có những “bí mật” nào mà ở bên ngoài không biết? Cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT làm rõ nhé.</p>
<p>Là những bộ phim về nghề Luật sư, tuy đến từ những nước có hệ thống pháp luật khác Việt Nam nhưng cũng để lại những cảm xúc và mang giá trị truyền cảm hứng rất nhiều cho những người có đam mê về nghề Luật nói chung, nghề Luật sư nói riêng.</p>