Gửi những bạn Tân sinh viên tương lai vừa hoàn thành xong kỳ thi THPT Quốc gia, thời điểm này có lẽ là khoảng thời gian hồi hộp nhất vì phải đợi kết quả và chọn lựa trường học mà mình mong muốn. Với tư cách là người từng trải cũng loay hoay vô định trong vòng luẩn quẩn chuyện chọn trường chọn ngành ngày ngày lên mạng xem hết các bài “review” về ngành học ở ngôi trường mong ước mà vẫn chưa hiểu rõ hết nên hôm nay mình viết bài này gửi đến các bạn 2001 có ý định chọn Khoa Luật – Trường đại học Tôn Đức Thắng là bến đỗ dừng chân trong 4 năm tới dưới góc nhìn khách quan nhất của một cựu sinh viên.
Từ vị trí là một sinh viên, việc học là quan trọng nhất chuyển mình thành một người lao động sau khi tốt nghiệp, đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Khi bắt đầu một hành trình mới, chắc hẳn ai cũng phải gặp những điều bỡ ngỡ. Khi đi làm cũng vậy, sẽ có những thứ khác biệt giữa đi làm và đi học đôi khi nếu không hình dung được sẽ khiến ta bị “choáng”. Để tránh những lần choáng váng đó, bạn nên hình dung trước những vấn đề mình có thể gặp phải bằng cách tham khảo những anh chị đi trước, hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đọc thêm ở bài viết này.
Cuộc phỏng vấn tuyển dụng có thể được xem là một cuộc trò chuyện, một cuộc trao đổi, và cũng có thể được xem là một cuộc đấu trí giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ở đó những câu hỏi và trả lời giữa hai phía đôi khi không chỉ là hỏi và đáp đơn thuần. Mà ở đó, thông qua những lời hỏi đáp hai bên có thể đánh giá lẫn nhau về sự phù hợp, về năng lực về tính cánh… Và những câu hỏi bẫy chính là thứ “vũ khí” lợi hại được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra năng lực, phản xạ của ứng viên trong cuộc đấu trí này.
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Đàm phán trong bất kì lĩnh vực nào cũng được xem là màn đấu trí giữa các bên, ở đó các bên sẽ tìm những phương án có lợi nhất về phía mình. Và kết quả cuối cùng khi đàm phán thành công chính là điểm giao thoa giữa lợi ích mà ở đó các bên đều thấy thỏa mãn. Đàm phán lương cũng vậy, là màn đấu trí giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, vậy làm thế nào để ứng viên có lợi thế trong màn đấu trí này?
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Thử việc là giai đoạn mà ở đó hai bên sẽ đánh giá sự phù hợp lẫn nhau để đi đến quyết định cuối cùng, là ký kết hợp đồng lao động. Chính vì vậy, thời gian thử việc được xem là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, giống như việc tìm hiểu, yêu nhau để đi đến quyết định kết hôn vậy.
Ở bài viết trước đã nhắc đến việc cần phải chuẩn bị những thứ như xem lại CV, nghiên cứu về công ty, vị trí, đường đi… trước khi đến phỏng vấn. Hôm nay tôi sẽ đề cập đến một vấn đề đặc biệt quan trọng mà bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi đi phỏng vấn, đó là ngoại hình.
Là những bộ phim về nghề Luật sư, tuy đến từ những nước có hệ thống pháp luật khác Việt Nam nhưng cũng để lại những cảm xúc và mang giá trị truyền cảm hứng rất nhiều cho những người có đam mê về nghề Luật nói chung, nghề Luật sư nói riêng.
Nhân viên C&B (Nhân viên nhân sự tiền lương) được xem là người “quan trọng bậc nhất” trong công ty. Bởi công việc của Nhân viên C&B là phụ trách những khoản lương, thưởng, chính sách, bảo hiểm… cho toàn bộ nhân viên trong Công ty.
Chụp ảnh nude ở địa điểm du lịch, dính vào lùm xùm liên quan đến việc để lộ clip sex - phải chăng những giá trị đạo đức đang bị xem nhẹ bởi lối sống buông thả, vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ. Và hậu quả để lại trong tương lai sẽ vô cùng lớn.