Marketing là gì? Đó là câu hỏi chưa bao giờ hết hot, bởi khi và chỉ khi bạn thật sự đi sâu vào đề tìm hiểu nó, thực hành nó thì bạn mới hiểu được thật sự “marketing là gì?”. Không có một định nghĩa nào là hoàn toàn chuẩn xác về ngành nghề Marketing. Vì đây là nhóm ngành nghề có sự vận động, chuyển mình không ngừng theo sự vận động của xã hội.
Cuộc phỏng vấn tuyển dụng có thể được xem là một cuộc trò chuyện, một cuộc trao đổi, và cũng có thể được xem là một cuộc đấu trí giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ở đó những câu hỏi và trả lời giữa hai phía đôi khi không chỉ là hỏi và đáp đơn thuần. Mà ở đó, thông qua những lời hỏi đáp hai bên có thể đánh giá lẫn nhau về sự phù hợp, về năng lực về tính cánh… Và những câu hỏi bẫy chính là thứ “vũ khí” lợi hại được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra năng lực, phản xạ của ứng viên trong cuộc đấu trí này.
Công sở là chính là một xã hội thu nhỏ. Dù có là một tập thể thì tập thể đó cũng được tạo nên từ những cá thể riêng biệt với những tính cách khác nhau, đến từ những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, và những quan điểm sống khác nhau… Chính vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi những vướng mắc, rắc rối giữa mối quan hệ người và người. Và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc “đấu đá nội bộ”. Và có những “trò bẩn” tiềm ẩn ở nơi công sở mà bạn cần phải lưu tâm.
Cám ơn chính là hành động tốt đẹp để mở ra những hướng đi mới trong bất kì một mối quan hệ xã hội nào bạn đang có. Người ta vẫn nói rằng, mỗi một người khi bước ngang cuộc đời ta đều cho ta những bài học giá trị. Trong tuyển dụng cũng vậy, dù kết quả tuyển dụng có như mong muốn hay không, bạn cũng nên dành sự biết ơn, trân trọng với người đã từng tạo cơ hội cho mình.
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Nếu coi đi làm là đi bán sức lao động, sức lao động chính là thứ hàng hóa mà bạn có và muốn bán. Thì chiếc CV chính là một mẫu chào hàng. Để bán được hàng, bán được giá tốt thì điều bạn cần có phản là một mẫu chào hàng ấn tượng. Để có một CV ấn tượng bạn cần phải lược bỏ bớt một số mục không quan trọng dưới đây.
Khi bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với mức lương ở vòng phỏng vấn thứ 2 hoặc là thứ 3. Vì khi đó, nhà tuyển dụng đã đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên và đã thật sự muốn tuyển ứng viên cho vì trí đang cần. Lúc này các vấn đề về phúc lợi, lương, thưởng… sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên để làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không đề cập tới chuyện “lương bổng” thì ứng viên phải làm như thế nào?
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Mới đây tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long xảy ra vụ án một nam thanh niên giết người yêu mình và sau đó dùng nhiều cách cùng lúc để tự tử như chích điện, uống thuốc ngủ, thuốc sâu, dùng dao lam cắt động mạch chủ… tuy nhiên lại không chết. Lực lượng chức năng phát hiện và cấp cứu kịp thời, tính đến nay sức khỏe kẻ giết người đã dần hồi phục. Nhiều ý kiến thắc mắc cho rằng việc giết người là tội ác cực kì nghiêm trọng, hung thủ đã muốn chết, tại sao phải cứu rồi sau đó khả năng cao lại tuyên án tử hình… Đây là câu hỏi hay, có nhiều khía cạnh pháp lý cần được mổ xẻ để làm rõ.
Thì đậu vào trường Luật là cái khó đầu tiên, học tốt ở trường Luật là cái khó thứ hai. Cái khó đầu tiên bạn thực hiện được bằng sự nổ lực trong thời gian học phổ thông. Tuy nhiên để thực hiện cái khó thứ hai, ngoài sự nỗ lực thì bạn cần phải có những tố chất của riêng mình. Vậy những tố chất cần có của một người học Luật là gì?
Sáng nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 16 công bố việc cách ly toàn xã hội. Trong đó có nêu rõ các trường hợp được phép ra khỏi nhà như sau:
Trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng giao dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Gần đây, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT có đăng bài viết về câu chuyện “thực tập không lương”, sau khi đọc bài viết tôi cảm thấy khá đồng tình, thông qua đó tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Học Luật ra có thể có nhiều lựa chọn công việc, định hướng, sự nghiệp, và việc ứng tuyển vào các Văn phòng thừa phát lại làm một trong những lựa chọn, hướng đi đó.. Câu hỏi “Học luật ra có thể làm gì?” có thể bạn đã đọc được ở rất nhiều những bài viết, diễn đàn về nghề Luật rồi. Nên NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ không đề cập đến bức tranh tổng thể nữa mà sẽ đi vào chi tiết, từng công việc, từng ngành nghề mà bạn có thể làm khi tốt nghiệp trường Luật. Đầu tiên là nghề “Thừa phát lại”.
Đã có rất nhiều bài viết ở nhiều trang khác nhau nói về con đường của một Cử nhân Luật trở thành Luật sư, có thể nói đó là một con đường đầy chông gai. Có nơi còn nói “Nghề Luật sư không phải là nghề dành cho người nghèo”. Ở đây chúng ta không đề cập đến con đường để trở thành Luật sư đó nữa, vì nó chông gai, khó khăn như thế nào nhiều người nói rồi, và chắc có lẽ các bạn cũng biết cả rồi. Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ muốn đề cập đến chuyện nghề Luật sư có dễ sống hay không? Dễ sống ở đây được hiểu là sự phát triển của nghề, cơ hội của các Luật sư…
Tuyển dụng cử nhân luật tử tế, từ “tử tế” ở đây mình dùng có lẽ không lột tả hết được những trăn trở, băn khoăn của mình về thực trạng tuyển dụng Cử nhân luật hiện nay của các tổ chức hành nghề Luật sư.
Lương của luật sư tại việt nam? Nghề luật sư có giàu không? Luật sư thu nhập bao nhiêu một tháng? Mức lương của ngành luật?… Đó là những từ khóa được rất nhiều bạn trẻ tìm kiếm hiện nay. Đáp án cho những câu hỏi đó là gì?