Mức lương Nhân viên Content livestream năm 2025 là bao nhiêu?
Mô tả công việc của Nhân viên Content livestream? Nhân viên Content livestream: mức lương năm 2025 có cao không? Những yêu cầu cơ bản về Nhân viên Content Livestream?
Mức lương Nhân viên Content livestream năm 2025 là bao nhiêu?
Nhân viên Content Livestream (còn gọi là Host Livestream hoặc Sáng tạo nội dung Livestream) là người chịu trach nhiệm lê ý tưởng, viết kịch bản, tổ chức và dẫn dắt các buổi phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng mạng xã hội (ví dụ: Facebook, TikTok, Instagram, YouTube).
Họ làm việc để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu hoặc tương tác với khách hàng thông qua các buổi livestream.
[1] Mô tả công việc của Nhân viên Content livestream?
- Nắm vững thông tin về sản phẩm/dịch vụ sẽ livestream để giới thiệu một cách chính xác và thuyết phục.
- Hiểu rõ đối tượng mục tiêu để xây dựng nội dung và phong cách livestream phù hợp, thu hút sự quan tâm.
- Xây dựng kịch bản bao gồm các phần: giới thiệu, trình bày thông tin, giải đáp thắc mắc, kêu gọi hành động,... đảm bảo buổi livestream diễn ra trôi chảy và chuyên nghiệp.
- Lập kế hoạch, phân công nguồn lực, bao gồm: Host livestream, điều phối, trực trợ, sản phẩm, giá, chương trình khuyến mại, v.vv.. cho các phiên live để đạt mục tiêu doanh thu được giao.
- Chuẩn bị, thực hiện và quản lý setup các thiết bị kỹ thuật trước khi phiên livestream diễn ra như máy quay, ánh sáng, sắp xếp sản phẩm, v.vv..
- Theo dõi, điều chỉnh và khắc phục các vấn đề kỹ thuật trong quá trình livestream như mất kết nối, lỗi âm thanh, lỗi ánh sáng, v.vv..
- Theo dõi tình trạng đơn hàng trên các phiên livestream và cập nhật trạng thái trên phần mềm nội bộ.
- Phối hợp với các bộ phận khác chuẩn bị nội dung, kịch bản, sản phẩm cho các buổi livestream, đảm bảo thu hút người xem và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
....
[2] Mức lương Nhân viên Content livestream là bao nhiêu?
- Theo thống kê của NhanSu.vn thì mức lương cho Nhân viên Content livestream như sau:
+ Mức lương khởi điểm cho Nhân viên Content livestream là 4 triệu đồng.
+ Mức lương trung bình cho Nhân viên Content livestream là 6 triệu đồng.
+ Mức lương trung bình cho Nhân viên Content livestream có kinh nghiệm là 8 triệu đồng.
+ Mức lương trung bình cao cho Nhân viên Content livestream là 10 triệu đồng.
+ Mức lương cao nhất cho Nhân viên Content livestream là 15 triệu đồng.
[3] Những yêu cầu cơ bản về Nhân viên Content livestream?
- Có am hiểu về các nền tảng livestream phổ biến như Facebook, Tiktok, Shopee, v.vv..
- Có kinh nghiệm Livestream.
- Nhạy bén với các xu hướng mạng xã hội và biết cách xây dựng kịch bản livestream.
- Sử dụng các phần mềm edit video cơ bản.
- Ngoại hình ưa nhìn
- Giọng nói lưu loát, tự tin
- Kỹ năng xử lý tình huống
...
Ngoài mức lương Nhân viên Content livestream còn có mức lương Nhân viên hành chính lễ tân
Mức lương Nhân viên Content livestream năm 2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.
...
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Theo đó, việc bán hàng online sẽ bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trong trường hợp hoạt động bán hàng online qua việc thiết lập website nhằm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử.
Còn đối với việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook thì sẽ không phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
Xem thêm:
>> Năm 2025, mức lương Chuyên viên kiến tạo Kinh doanh chạm mức 50 triệu đồng?
Từ khóa: Nhân viên Content livestream Mức lương Nhân viên Content livestream Bán hàng online Đăng ký kinh doanh Thương mại điện tử
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;