Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chấp hành viên sơ cấp là ai? Chấp hành viên sơ cấp bắt buộc phải là cử nhân luật đúng không?
Tôi có thắc mắc liên quan đến chức danh chấp hành viên sơ cấp. Cho tôi hỏi chấp hành viên sơ cấp là gì? Chấp hành viên sơ cấp bắt buộc phải là cử nhân luật đúng không? Câu hỏi của chị Ngọc Như ở Bình Định.
Chấp hành viên sơ cấp là ai?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về chức trách của ngạch Chấp hành viên sơ cấp như sau:
“Ngạch Chấp hành viên sơ cấp
1. Chức trách
Chấp hành viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
...”
Theo đó, Chấp hành viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
Chấp hành viên sơ cấp có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
Chấp hành viên sơ cấp là ai? Chấp hành viên sơ cấp bắt buộc phải là cử nhân luật đúng không? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên sơ cấp bắt buộc phải là cử nhân luật đúng không?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BTP, khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BTP năm 2021, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch Chấp hành viên sơ cấp như sau:
“Ngạch Chấp hành viên sơ cấp
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.”
Theo quy định trên, Chấp hành viên sơ cấp bắt buộc phải là người có trình độ cử nhân luật trở lên.
Việc bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 61 Thông tư 02/2017/TT-BTP về bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp như sau:
“Bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp
1. Căn cứ Quyết định công nhận kết quả kỳ thi và chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp đã phân bổ cho các đơn vị, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng yêu cầu người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp bao gồm:
a) Tờ trình bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của Cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp trong quân đội;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;
d) Bản kê khai tài sản;
đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực.
3. Trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với những người trúng tuyển.
Trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này được xác định trúng tuyển tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định điều động, đồng thời bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.
Trường hợp công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự trúng tuyển, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định tiếp nhận, đồng thời bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.”
Như vậy, căn cứ Quyết định công nhận kết quả kỳ thi và chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp đã phân bổ cho các đơn vị, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng yêu cầu người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 61 nêu trên.
Trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với những người trúng tuyển.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Cùng khám phá các ngành nghề hot hiện nay và lý do tại sao chúng trở nên phổ biến. Đâu là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển và thu nhập cao trong tương lai?
Kinh tế có vai trò quyết định đối với xu hướng tiêu dùng tết của người lao động. Kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng tiêu dùng Tết của lao động?
Đào tạo nghề nghiệp liệu có phải chìa khóa cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp?
Quản trị nhân sự là gì? Tại sao quản trị nhân sự lại đóng vai trò quan trọng đến thành công của doanh nghiệp?