Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cập nhật: Cách tạo mô hình AI cá nhân (Figure) bằng ChatGPT siêu nhanh?
Hướng dẫn tạo mô hình AI cá nhân (Figure) bằng ChatGPT siêu nhanh? Mục tiêu của việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo?
Cập nhật: Cách tạo mô hình AI cá nhân (Figure) bằng ChatGPT siêu nhanh?
Dạo gần đây, tính năng tạo hộp đồ chơi figure với hình ảnh bản thân bằng ChatGPT được nhiều người hào hứng chia sẻ trên mạng xã hội.
Sau đây là những bước đơn giản để tạo mô hình AI cá nhân với hình ảnh bản thân bằng ChatGPT đơn giản và dễ hiểu nhất:
Bước 1: Để tạo mô hình AI cá nhân, bạn truy cập vào trang web ChatGPT https://chatgpt.com/ hoặc ứng dụng ChatGPT
Bước 2: Đăng nhập vào ChatGPT
Bước 3: Nhập như sau:
Tạo ảnh mô hình nhân vật (the action figures) với đầy đủ toàn thân và được trưng bày trong bao bì vỉ nguyên bản vibe (bạn muốn). Trên đầu hộp, tên của món đồ chơi “Tên” nên được viết hai dòng chữ, “dòng trên” viết hoa ở dòng trên, “dòng dưới” viết thường ở dòng dưới. Bên trong bao bì vỉ, cạnh mô hình, bao gồm các phụ kiện liên quan đến một người làm truyền thông:
Ví dụ:
• Một chiếc CỜ CẦM TAY VIỆT NAM
• Một chiếc gimbal có lắp sẵn một máy ảnh
• Một chiếc NÓN LÁ VIỆT NAM
• LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
• MỘT BÁT PHỞ VIỆT NAM
• MỘT HÌNH ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CHỮ S
• MỘT CẦU THÊ HÚC, HOÀN KIẾM
Trang phục giống hình trên, tạo hình có style: Nếu muốn đổi style - 3D Hoạt hình - LEGO - DISNEY,…
Lưu ý: Bạn có thể thay thế các phụ kiện theo sở thích của bản thân mình.
Bước 4: Sau khi đã nhập xong, bạn hãy tải ảnh cá nhân mà mình yêu thích lên.
Bước 5: Đợi kết quả trả về và lưu mô hình AI.
Cập nhật: Cách tạo mô hình AI cá nhân (Figure) bằng ChatGPT siêu nhanh?
Các biện pháp thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ cao?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Công nghệ cao 2008 quy định về biện pháp thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ cao như sau:
[1] Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Công nghệ cao 2008 được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ cao có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường;
- Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao.
[2] Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
[3] Phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu hình thành do liên kết giữa tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu và hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
[4] Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
- Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ để nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu và phát triển về công nghệ cao được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật Công nghệ cao 2008.
Mục tiêu của việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 127/QĐ-TTg ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 quy định về mục tiêu của việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo như sau:
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT, đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
[1] Mục tiêu đến năm 2025
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.
- Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT
+ Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;
+ Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.
- Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
[2] Mục tiêu đến năm 2030
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
+ Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
- Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
+ Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
- Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
+ Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
+ Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];