Toàn văn Nghị định 189/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật toàn văn Nghị định 189/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Toàn văn Nghị định 189/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Toàn văn Nghị định 189/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 189/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng từ ngày 01/7/2025.
Nghị định 189/2025/NĐ-CP quy định chi tiết các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của từng chức danh theo quy định tại khoản 2 Điều 37a của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, 2025 (sau đây gọi là Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Đối tượng áp dụng gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Nghị định 189/2025/NĐ-CP, vụ việc vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đóng tại địa phương đang thụ lý, giải quyết nhưng phải chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt, thì việc chuyển hồ sơ có thể được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, trường hợp không quy định tại các nghị định đó thì thực hiện theo thứ tự sau đây:
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương;
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cao nhất trong ngành, lĩnh vực quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Vụ việc vi phạm hành chính có hành vi thuộc trường hợp tại điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau mà trong đó có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì thực hiện như sau:
- Đối với những hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì xác định theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Đối với những hành vi không thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì xác định theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xem toàn văn Nghị định 189/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính TẠI ĐÂY.
Hiệu lực thi hành của Nghị định 189/2025/NĐ-CP ra sao?
Nghị định 189/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành nghị định để sửa đổi, bổ thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, thì việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được thực hiện như sau:
- Đối với chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà không thay đổi tên gọi và nhiệm vụ, quyền hạn hoặc có sự thay đổi tên gọi nhưng không thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn, thì tên gọi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chức danh đó được áp dụng theo tên gọi, thẩm quyền tương ứng quy định tại Nghị định 189/2025/NĐ-CP cho đến khi có quy định của Chính phủ thay thế.
- Đối với chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà có sự thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn, thì chức danh tiếp nhận nhiệm vụ, quyền hạn đó có thẩm quyền xử phạt. Tên gọi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo tên gọi, thẩm quyền tương ứng quy định tại Nghị định 189/2025/NĐ-CP cho đến khi có quy định của Chính phủ thay thế.
- Đối với chức danh chưa được quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng được quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 189/2025/NĐ-CP, thì thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bản quản lý theo quy định tại Nghị định 189/2025/NĐ-CP cho đến khi có quy định của Chính phủ thay thế.
Từ khóa: Nghị định 189/2025/NĐ-CP Luật Xử lý vi phạm hành chính Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;