Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự từ ngày 01/07/2025?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự từ ngày 01/07/2025? Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự từ ngày 01/07/2025?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 189/2025/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và điểm a, b khoản 3 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2025; có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024);
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Cục trưởng Cục Quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và điểm a, b khoản 3 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2025; có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024);
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Trên đây là thông tin về "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự từ ngày 01/07/2025?"
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự từ ngày 01/07/2025? (Hình ảnh Internet)
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Luật thi hành án dân sự 2008 (có khoản được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh như sau:
- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008 ( được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025)
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Luật thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014)
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
Xem thêm
Từ khóa: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Thi hành án dân sự Cơ quan thi hành án dân sự Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;