Việt Nam đã trải qua bao nhiêu lần sáp nhập tỉnh? Danh sách 34 tỉnh thành sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ra sao?
Việt Nam đã trải qua bao nhiêu lần sáp nhập tỉnh? Danh sách 34 tỉnh thành sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ra sao?
Việt Nam đã trải qua bao nhiêu lần sáp nhập tỉnh, thành? (Hình từ Internet)
Việt Nam đã trải qua bao nhiêu lần sáp nhập tỉnh, thành
Mới đây, trong Kết luận 126/KL/TW ngày 14/02/2025, Trung ương đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sau khi giả phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Việt Nam có tổng cộng 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tháng 12/1975, Miền Bắc có 25 đơn vị, miền Nam có 47 đơn vị. Quốc hội khóa V ra Nghị quyết bãi bỏ cấp khu, giải thể khu vực tự trị, hợp nhất đơn vị hành chính, sáp nhập hàng loạt các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Đến năm 1976, cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 35 tỉnh và 03 thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm 1978, Quốc hội phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, tách tỉnh Cao Lạng thành 02 tỉnh là Cao Bằng và Lạng Sơn. Khi đó, cả nước có 39 tỉnh thành.
Năm 1979, do thành lập thêm Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo nên cả nước có 40 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình được tách thành Quảng Ngãi và Bình Định. Tỉnh Phú Khánh được tách thành Phú Yên và Khánh Hòa. Tỉnh Bình Trị Thiên tách thành 03 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Lúc này cả nước có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành Hà Tây và Hòa Bình. Tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành Nam Hà và Ninh Bình. Tỉnh Hà Tuyên tách ra thành Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hoàng Liên Sơn tách ra thành Lào Cai và Yên Bái. Tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành Nghệ An và Hòa Bình. Tỉnh Gia Lai- Kon Tum tách ra thành Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Thuận Hải tách ra thành Ninh Thuận và Bình Thuận. Tỉnh Cửu Long tách ra thành Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Hậu Giang tách ra thành Cần Thơ và Sóc Trăng. Đồng thời thành lập tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trên cơ sở 03 huyện tách từ tỉnh Đồng Nai hợp nhất với Đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo. Đến lúc này, cả nước đã có 53 tỉnh thành.
Năm 1996-1997, tỉnh Bắc Thái tách ra thành Bắc Kạn và Thái Nguyên, tỉnh Hà bắc tách ra thành Bắc Giang và Bắc Ninh.Tỉnh Nam Hà tách ra thành Hà Nam và Nam Định. Tỉnh Hải Hưng tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên. Tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng tách ra thành TP. Đà Nẵng (thành phố trực thuộc trung ương) và Quảng Ngãi. Tỉnh Sông Bé được tách thành Bình Dương và Bình Phước. Tỉnh Minh Hải tách ra thành Bạc Liêu và Cà Mau. Lúc này cả nước có 61 tỉnh thành.
Đến năm 2004, Việt Nam tách thêm 3 tỉnh là Lai Châu tách thành Lai Châu, Điện Biên. Tỉnh Đắk Lắk tách thành Đắk Nông và Đắk Lắk và tỉnh Cần Thơ tách thành TP. Cần Thơ (thành phố trực thuộc trung ương) và Hậu Giang. Chính thức nâng số đơn vị hành chính cấp tỉnh lên thành 64 tỉnh thành.
Đến năm 2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh Hà Tây, 04 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) với thành phố Hà Nội. Lúc này Việt Nam có 63 tỉnh thành gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Đến ngày 01/01/2025, Việt Nam chính thức có 06 thành phố trực thuộc trung ương là Hà nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.
Qua nhiều lần sáp nhập tỉnh, thành, từ năm 1975 đến 01/01/2025, Việt Nam từ 72 xuống còn 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Danh sách 34 tỉnh thành sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ra sao?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính gồm:
1 . Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
12. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
13. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
19.. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
22. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt đại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
24. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
25. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
26. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
27. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
28. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
29. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
30 . Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
31. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
32. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
33. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
34. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Từ khóa: sáp nhập tỉnh đơn vị hành chính Quyết định 759 thành phố trực thuộc trung ương đơn vị hành chính cấp tỉnh
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;