Từ 2025, người đi bộ phải tuân thủ các quy định nào khi tham gia giao thông đường bộ?

Người đi bộ phải tuân thủ các quy định nào khi tham gia giao thông đường bộ từ năm 2025? Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người đi bộ bị phạt như thế nào?

Đăng bài: 14:12 09/01/2025

Từ 2025, người đi bộ phải tuân thủ các quy định nào khi tham gia giao thông đường bộ?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ
1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
c) Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
...

Như vậy,  khi tham gia giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ 03 quy định dưới đây: 

- Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;

- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;

- Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài ra, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:

- Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;

- Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;

- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;

- Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;

- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.

Từ 2025, người đi bộ phải tuân thủ các quy định nào khi tham gia giao thông đường bộ?

Người đi bộ phải tuân thủ các quy định nào khi tham gia giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)

Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người đi bộ bị phạt như thế nào từ 1/1/2025?

Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người đi bộ bị phạt theo căn cứ tại Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;

- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

(2) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

>> Xem thêm: Năm 2025, có bắt buộc mang theo bảo hiểm xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ?

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 5 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

(1) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

(3) Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.

(4) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

(5) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng đối tượng.

(6) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

(7) Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 06 tuổi bằng xe gắn máy, xe mô tô.

>>Xem thêm: Tổng hợp các lỗi vi phạm giao thông được tăng mức xử phạt gấp nhiều lần từ năm 2025

2 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN SỰ. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về email [email protected];

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

Bài viết liên quan

07/01/2025

Những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn tại Nghị định 168 gồm những loại nào? Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong giao thông đường bộ được quy định ra sao?

07/01/2025

Từ năm 2025, mức phạt dành cho người đi bộ vượt đèn đỏ là bao nhiêu tiền?

06/01/2025

Được vượt xe phía bên phải trong trường hợp nào năm 2025? Người điều khiển giao thông cần phải làm gì khi có xe xin vượt?

10/01/2025

Vượt xe được hiểu như thế nào? Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về xe xin vượt chỉ được vượt xe khi nào?

10/01/2025

Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe từ 01/01/2025? Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe online hiện nay là bao nhiêu?

10/01/2025

Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 2025 chuẩn xác nhất ra sao? Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, cả năm học ra sao?

10/01/2025

Lịch nghỉ Tết Nhà nước 2025 chính thức? Hạn chót thưởng tết theo Nghị định 73 cho cán bộ công chức viên chức?

Xem nhiều nhất gần đây

02/01/2025

Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?

08/01/2025

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?

03/01/2025

Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào?  Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?

03/01/2025

Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?

02/01/2025

Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

03/01/2025

Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

02/01/2025

Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?

08/01/2025

Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy theo lịch dương? Người lao động nghỉ Tết đến ngày nào?

03/01/2025

Hút pod phạt bao nhiêu từ năm 2025? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người hút pod là bao lâu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người hút pod không? 

03/01/2025

Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ


© 2025 All Rights Reserved