Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Vận chuyển kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
Ngày 26/08/2020 các báo đưa tin hàng loạt về sự việc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý thị trường bắt giữ hơn 10 tấn bánh kẹo, trà sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Toàn bộ sản phẩm này đều là bánh, kẹo các loại và trà sữa pha sẵn phục vụ thị trường dịp Tết Trung thu. Theo cơ quan chức năng thì chủ hàng không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến số bánh kẹo trên. Việc trên thị trường xuất hiện các mặt hàng không có nhãn, mác ghi nhận nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng đến kinh tế sức khỏe người tiêu dùng không còn là điều quá xa lạ. Vậy hình phạt nào cho những hành vi trái pháp luật trên.
Khái niệm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm Xuất xứ hàng hóa như sau:
Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó. |
Tại khoản 14 của điều 3 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2015/NĐ-CP quy định thêm:
“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. |
Như vậy có thể hiểu hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hàng hóa các chủ hàng kinh doanh bán ra trên thị trường mà không xác định được nguồn gốc của nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện công đoạn chế biến, sản xuất ra toàn bộ số hàng hóa đó.
Xử lý vi phạm việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Pháp luật Việt Nam quy định khi kinh doanh, phân phối sản phẩm trên thị trường cần phải có các loại hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, trên bao bì sản phẩm cũng phải thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp kinh doanh hàng hóa mà khi có kiểm tra, đơn vị không xuất được các chứng từ hàng hóa chứng minh hàng hóa xuất xứ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP tùy thuộc vào giá trị hàng hóa thì sẽ bị xử phạt các mức khác nhau.
Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng. 3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng. 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng. 5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. 6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng. 7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng. 8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng. 9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng. 11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. 13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản này. |
Ngoài ra trong điều này còn quy định về việc buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm; thu hồi và tiêu hủy số hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Với những quy định pháp lý kể trên thì chủ hàng của 10 tấn bánh kẹo phải chứng minh được số hàng hóa đó được mua ở đâu? Có hợp đồng mua bán không? Hóa đơn chứng từ cho lô hàng (hóa đơn đỏ hoặc biên lai thu tiền tại các cơ sở sản xuất kinh doanh). Nếu không có các giấy tờ chứng minh chủ hàng phải đối diện với nguy cơ bị xử phạt theo khung pháp lý là từ 200.000 đồng – 40.000.000 đồng vì vi phạm, mặc khác với một lượng hàng hóa lớn lại là thuộc nhóm ngành hàng lương thực thực phẩm thì hình phạt có thể tăng lên gấp đôi theo quy định tại điểm a, khoản 13, điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ban hành cùng với đó là toàn bộ số hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị tịch thu.
Vụ việc 10 tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc bị bắt giữ khi đang trên đường đi tiêu thụ vẫn đang được các cơ quan chứ năng tiếp tục điều tra.Và pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ về mức phạt kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hi vọng với sự quyết liệt chống hàng giả hàng nhái hàng hóa không rõ nguồn gốc của các cơ quan ban ngành sẽ làm giảm thiểu vấn nạn này đảm bảo kinh tế cho đất nước cũng như sức khỏe của người dân.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?