Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bị thôi làm trong trường hợp nào?
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bị thôi làm trong trường hợp nào? Quyền và trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam được quy định như thế nào?
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bị thôi làm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 2019 quy định về kỷ luật như sau:
Kỷ luật
1. Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bị thôi làm trong trường hợp sau:
[1] Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
[2] Vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Đồng thời, theo khoản 15.1 Điều 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 quy định như sau:
Kỷ luật theo Điều 33
15.1. Về khoản 1: “Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”
Điều lệ quy định có 3 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam, cụ thể như sau:
- Khiển trách: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng.
- Cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam:
+ Áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kỷ luật về Đảng, chính quyền từ cách chức trở lên.
+ Áp dụng đối với các tổ chức bị buộc giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước; những tổ chức thành viên trong thời gian dài không thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam hoặc mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài không giải quyết được.
Theo đó, cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam, cụ thể như sau:
- Áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kỷ luật về Đảng, chính quyền từ cách chức trở lên.
- Áp dụng đối với các tổ chức bị buộc giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước; những tổ chức thành viên trong thời gian dài không thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam hoặc mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài không giải quyết được.
Trên đây là thông tin về "Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bị thôi làm trong trường hợp nào?"
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bị thôi làm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quyền và trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 2019 quy định về quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân như sau:
[1] Quyền của thành viên cá nhân
- Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
- Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
- Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
[2] Trách nhiệm của thành viên cá nhân
- Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;
- Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động;
- Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;
- Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];