Từ 01/7/2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp? Quy định về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động tại doanh nghiệp?
Theo Luật Công đoàn 2024, từ 01/7/2025 tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp? Quy định về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động tại doanh nghiệp?
Từ 01/7/2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp?
Tổ chức công đoàn Việt Nam (theo Điều 10 Hiến pháp 2013) là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;
Tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Công đoàn 2024, công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
- Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Như vậy, từ 01/7/2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ có 4 cấp gồm: Cấp Trung ương; cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương; cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở.
Từ 01/7/2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp? Quy định về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động tại doanh nghiệp? (Hình internet)
Quy định về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động tại doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 6 Luật Công đoàn 2024, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp mà tự nguyện, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam; việc gia nhập Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
* Về hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam gồm:
+ Văn bản đề nghị gia nhập Công đoàn Việt Nam;
+ Bản sao các văn bản thể hiện tính hợp pháp của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
+ Văn bản thể hiện việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam; thể thức thông qua quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Danh sách có chữ ký của thành viên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
+ Văn bản, thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc giải quyết các quyền, nghĩa vụ của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thành viên của tổ chức mình có liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
* Về trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam gồm 02 bước:
Bước 1: Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024 đến công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền;
Bước 2: Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024, công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền xem xét, công nhận việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Sau khi được công nhận việc gia nhập Công đoàn Việt Nam thì:
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đương nhiên chấm dứt hoạt động với tư cách tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có trách nhiệm thông báo kết quả công nhận cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký để thu hồi đăng ký đã cấp;
- Người lao động là thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì được công nhận là đoàn viên công đoàn;
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2024.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Xem thêm:
- Giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 1/7/2025 khi doanh nghiệp gặp khó khăn, cụ thể ra sao? Mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn không? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công đoàn?
- Tổ chức nào đại diện cho người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động? Nội dung đại diện thể hiện như thế nào?
Từ khóa: Công đoàn Việt Nam Công đoàn Tổ chức công đoàn người lao động Luật Công đoàn hệ thống tổ chức của công đoàn việt nam tổng liên đoàn lao động việt nam Công đoàn cấp tỉnh Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở Công đoàn cấp cơ sở
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;