Nhấn vào mũi tên để hiện thể loại con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc
Bảo hiểm và phúc lợi
Thuế và thu nhập
Biểu mẫu và hợp đồng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách lao động
Tiếp nhận người nhằm ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn có được coi là mua bán người không?
Tiếp nhận người với mục đích ép buộc kết hôn có được xem là mua bán người không? Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân là gì? Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nào để xác nhận là nạn nhân?
Đăng bài: 19/12/2024 16:02
Tiếp nhận người nhằm ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn có được coi là mua bán người không?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có giải thích về mua bán người như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác cũng được coi là mua bán người ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
...
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 cũng có giải thích mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm; ép buộc nạn nhân đi ăn xin, kết hôn trái ý muốn, sinh con trái ý muốn, thực hiện hành vi phạm tội hoặc sử dụng nạn nhân vào mục đích tàn ác khác.
Như vậy, hành vi ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn cũng được coi là hành vi mua bán người.
Tiếp nhận người nhằm ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn có được coi là mua bán người không? (Hình từ Internet)
Nạn nhân mua bán người có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 thì nạn nhân của hành vi mua bán người có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Nạn nhân của hành vi mua bán người có các quyền:
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích của mình theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024 khi bị xâm hại, bị đe dọa xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người;
+ Được thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các biện pháp phòng ngừa mua bán người;
+ Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024 hoặc từ chối nhận hỗ trợ;
+ Được bảo vệ bí mật thông tin, dữ liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và thông tin khác theo quy định của pháp luật;
+ Được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Nạn nhân có nghĩa vụ:
+ Chấp hành đầy đủ yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ;
+ Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc mua bán người;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xác định nạn nhân căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 thì việc xác định nạn nhân căn cứ vào tài liệu, chứng cứ sau đây:
- Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
- Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
- Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
- Thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp;
- Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
- Lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp;
- Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp;
- Lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp;
- Tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 nhưng chưa chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không, sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc bị mua bán thì xem xét các dấu hiệu sau:
- Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác;
- Người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người giam giữ, quản lý và bị đối xử như nạn nhân này;
- Người đó có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bị xâm hại nhằm mục đích vô nhân đạo khác.
- Người thân thích trình báo về việc mất tích của họ trong thời gian họ vắng mặt tại nơi cư trú;
- Căn cứ hợp pháp khác có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân.
Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Những trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế? Từ 01/01/2025, thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được quy định như thế nào?
Tổ chức hành nghề công chứng gồm các tổ chức nào? Từ 01/07/2025, tổ chức hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng?
Thẻ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cấp đổi trong trường hợp nào từ 28/01/2025? Hồ sơ đề nghị cấp đổi Thẻ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông gồm những gì từ 28/01/2025?
03 hình thức hành nghề của công chứng viên từ ngày 01/07/2025? Từ 01/07/2025, công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong các trường hợp nào?
Xem nhiều nhất gần đây
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục
Theo quy định hiện hành trong phương án sử dụng lao động gồm danh sách người phải nghỉ việc hay không?
Human Capital Software giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự, tăng hiệu quả tuyển dụng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tại sao nó lại quan trọng?
Tài sản công đoàn có được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động tham gia công đoàn đúng không? Người lao động xem công khai tài chính công đoàn bằng những hình thức nào?
Ai là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định như thế nào?
Cung hoàng đạo ảnh hưởng đến cuộc sống qua tính cách, các mối quan hệ và quyết định cá nhân. Làm thế nào để hiểu rõ hơn về bản thân qua cung hoàng đạo và thay đổi vận mệnh?
04 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Dữ liệu 2024 kể từ ngày 01/7/2025? Thu thập, tạo lập dữ liệu được quy định như thế nào?
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024 gồm 6 nhóm chính sách lớn, được cấu trúc thành 09 Chương, 81 Điều.
Miễn trừ giấy phép bán buôn điện cho tổ chức phát điện lên lưới quốc gia? Điều kiện cấp và trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực?
Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 83/2024/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do Nhà nước định giá áp dụng tại Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.