Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thông tư 11 Bộ Công An: Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm có ai?
Thông tư 11 Bộ Công An thì người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm có ai? Đề án bỏ Công an cấp huyện do ai chỉ đạo triển khai?
Thông tư 11 Bộ Công An: Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm có ai?
Thông tư 11/2019/TT-BCA do Bộ Công An ban hành quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Công an nhân dân.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 11/2019/TT-BCA quy định:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Chánh Văn phòng được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Công an).
Trường hợp không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Người phát ngôn Bộ Công an phải báo cáo để Bộ trưởng ủy quyền cho người khác thực hiện;
c) Người có trách nhiệm thuộc Bộ Công an được Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng Người phát ngôn Bộ Công an thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các đơn vị nghiệp vụ, tham mưu, chính trị, hậu cần, thanh tra thuộc cơ quan Bộ; các học viện, trường Công an nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp an ninh, bệnh viện và các tổ chức khác (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Bộ), gồm:
a) Thủ trưởng đơn vị;
b) Trường hợp Thủ trưởng đơn vị không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho Phó Thủ trưởng thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
...
Như vậy, theo Thông tư 11 Bộ Công An thì người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm:
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Chánh Văn phòng được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Công an).
Trường hợp không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Người phát ngôn Bộ Công an phải báo cáo để Bộ trưởng ủy quyền cho người khác thực hiện;
- Người có trách nhiệm thuộc Bộ Công an được Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng Người phát ngôn Bộ Công an thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Phía trên là Thông tư 11 Bộ Công An về người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an.
Thông tư 11 Bộ Công An: Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm có ai? (Hình từ Internet)
Đề án bỏ Công an cấp huyện theo Kết luận 126 do ai chỉ đạo triển khai?
Kết luận 126-KL/TW năm 2025 được Bộ Chính Trị ban hành ngày 14/02/2025 có quy định về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Theo đó, tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 chỉ đạo triển khai Đề án bỏ Công an cấp huyện và chỉ tổ chức Công an 3 cấp như sau:
3. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025-2030
...
3.3. Giao Đảng uỷ Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tỉnh ủy, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.
...
3.6. Giao Quân uỷ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Chính phủ, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp tổ chức Quân đội (trong đó có tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện); đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
Theo đó, đề án bỏ Công an cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025 được giao cho Đảng uỷ Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tỉnh ủy, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai.
Ai có thẩm quyền giám sát hoạt động của công an nhân dân?
Giám sát hoạt động của Công an nhân dân được quy định tại Điều 10 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
(1) Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
(2) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];