Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tết trung thu 2025 thứ mấy, ngày nào?
Tết trung thu có ý nghĩa thế nào đối với người dân Việt Nam? Năm 2025 tết trung thu thứ mấy, ngày nào?
Tết trung thu là gì? Ý nghĩa của dịp Tết trung thu
Tết trung thu (tên gọi khác là Tết trông trăng hoặc Tết hoa đăng) diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Tết trung thu là tết truyền thống trong văn hóa người Việt Nam, là dịp để gia đình sum vầy, đoàn tụ, đặc biệt là để các em nhỏ thỏa thích rước đèn, xem múa lân và phá cỗ, thưởng thức món bánh trung thu truyền thống người Việt.
Ý nghĩa dịp Tết trung thu
[1] Ý nghĩa về văn hóa, xã hội
Trung thu là dịp tết đặc biệt để dân tộc ta gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động thường niên sẽ diễn ra trong ngày Tết trung thu thường là: cuộc thi múa lân, cuộc thi làm lồng đèn trung thu, làm mâm cỗ trung thu… các hoạt động này không chỉ mang lại sân chơi cho trẻ em mà còn giúp các em nhỏ nhớ về ngày truyền thống đặc biệt của quê hương nước nhà.
Tết trung thu không chỉ là dịp để thể hiện tình yêu thương trong gia đình mà còn là cơ hội để thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ các hoạt cảnh khó khăn trong xã hội thông qua nhiều hoạt động từ thiện, tặng quà cho các em ở bệnh viện, mái ấm tình thương.
[2] Ý nghĩa về tâm linh
Vào dịp này, mỗi gia đình thường sẽ dọn dẹp bàn thờ gia tiên, dâng mâm cỗ, cúng đêm rằm trung thu. Là ngày để người con xa quê nhớ về cội nguồn, thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với ông, bà, tổ tiên. Qua đó, con cháu sẽ tỏ lòng thành và cầu mong điều may mắn sẽ đến trong cuộc sống.
Năm 2025 Tết trung thu rơi vào thứ mấy, ngày nào?
Tết trung thu 2025 sẽ rơi vào thứ 2 ngày 6/10/2025 dương lịch, nhằm ngày 15/8/2025 âm lịch. Tuy nhiên, mọi người bắt đầu tổ chức các hoạt động vui chơi Tết trung thu vào 2 ngày trước đó, thường sẽ kéo dài từ 13-16 tháng 8 âm lịch.
Tết trung thu 2025 rơi vào thứ mấy? (Hình từ internet)
Cá nhân có được tự ý bắn pháo hoa vào đêm rằm trung thu không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, quy định:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, vào ngày Tết trung thu, cá nhân được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa và được phép sử dụng pháo hoa nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Múa Lân Sư Rồng Tết trung thu phải đảm bảo yêu cầu gì về cơ sở vật chất và trang thiết bị?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 11/2018/TT-BVHTTDL, cơ sở vật chất phải đảm bảo khi tập luyện, thi đấu, biểu diễn môn Lân Sư Rồng như sau:
[1] Hoạt động tập luyện, thi đấu và biểu diễn môn Lân Sư Rồng trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
(i) Sàn tập luyện có diện tích ít nhất 200m2;
(ii) Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt;
(iii) Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà ít nhất là 05m. Trong trường hợp có sử dụng dàn mai hoa thung khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà ít nhất là 07m;
(iv) Hệ thống chiếu sáng bảo đảm độ rọi từ 150 Lux trở lên;
(v) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập;
(vi) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.
[2] Hoạt động tập luyện, thi đấu và biểu diễn môn Lân Sư Rồng ngoài trời phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại (i), (ii), (iv), (v), (vi).
Căn cứ Điều 4 Nghị định 11/2018/TT-BVHTTDL, trang thiết bị khi tập luyện, thi đấu, biểu diễn môn Lân Sư Rồng cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:
[1] Đầu Rồng, mình Rồng, đầu Lân, đuôi Lân, các loại trang phục và đạo cụ như: loại trống, chiêng, thanh la, nạ bạt phải đảm bảo an toàn và phù hợp với quy định của Luật thi đấu Lân Sư Rồng hiện hành hoặc theo truyền thống của từng địa phương.
[2] Các trang thiết bị, đạo cụ dùng để tập luyện, thi đấu và biểu diễn là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
[3] Dàn Mai hoa thung: Độ cao của cột cao nhất không vượt quá 03m, xung quanh dàn Mai hoa thung phải có đệm bảo vệ.
[4] Cột Lân leo phải bảo đảm chắc chắn, chiều cao tối đa không vượt quá 10m. Cột leo từ 06m trở lên bắt buộc bằng kim loại. Hệ thống chân đế của cột phải chắc chắn, có dây chằng cột, nệm bảo vệ xung quanh cột và dây bảo hiểm bảo đảm an toàn cho người tập luyện.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];