Sáp nhập tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất sau sáp nhập tỉnh thành?
Sáp nhập tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất sau sáp nhập tỉnh thành? Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội được quy định ra sao?
Sáp nhập tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất sau sáp nhập tỉnh thành?
Căn cứ theo Nghị quyết số 60-NQ/TW 2025, tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, cả nước sẽ còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thực hiện việc sáp nhập các đơn vị hành chính. Kèm theo đó là danh sách dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của các địa phương mới.
Trong cơ cấu hành chính mới, Việt Nam vẫn duy trì 06 thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, chỉ có Thủ đô Hà Nội và TP. Huế là được giữ nguyên hiện trạng. 4 thành phố còn lại sẽ có sự thay đổi về diện tích và dân số do việc sáp nhập các tỉnh, thành, cụ thể:
TT |
Tên tỉnh, thành mới (Tỉnh, thành được hợp nhất) |
Diện tích (Km2) |
Dân số (người) |
1 |
TP. Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu) |
6.772,6 |
13.608.800 |
2 |
TP. Hà Nội |
3.359,84 |
8.435.650 |
3 |
TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
3.194,7 |
4.102.700 |
4 |
TP. Cần Thơ (Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ) |
6.360,8 |
3.207.000 |
5 |
TP. Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng) |
11.859,6 |
2.819.900 |
6 |
TP. Huế |
4.947,11 |
1.160.220 |
Theo đó, theo số liệu nêu trên thì sau quá trình sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, Việt Nam hiện có 6 thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô được mở rộng về diện tích lẫn dân số. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh trở thành thành phố với diện tích hơn 6.770 km² và dân số vượt 13.608.800 người. TP. Hà Nội giữ nguyên nhưng vẫn đứng thứ hai về dân số với hơn 8.435.650 người.
Các thành phố còn lại đều được mở rộng thông qua sáp nhập với các tỉnh lân cận. TP. Đà Nẵng, sau khi hợp nhất với Quảng Nam, trở thành thành phố có diện tích lớn nhất, lên đến gần 11.859,6 km². Trong khi đó, TP. Hải Phòng, TP. Cần Thơ và TP. Huế đều có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô, đặc biệt là về diện tích hành chính.
TP. Huế là thành phố có dân số thấp nhất trong nhóm (1.160.220 người).
Như vậy, có thể thấy, TP. Đà Nẵng sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành.
Trên đây là thông tin về "Sáp nhập tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất sau sáp nhập tỉnh thành?"
Sáp nhập tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất sau sáp nhập tỉnh thành? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội được quy định ra sao?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 có cụm từ bị thay thế bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như sau:
[1] Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;
[2] Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
[3] Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
[4] Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
[5] Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
[6] Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
[7] Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
[8] Tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
[9] Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
Xem thêm
Từ khóa: sáp nhập tỉnh thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh thành đơn vị hành chính sáp nhập tỉnh thành đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;