Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Sản xuất, tàng trữ tiền giả bị phạt bao nhiêu năm tù?
Ngày 03/09 hàng loạt báo đưa tin về việc triệt phá điểm sản xuất tiền giả ở Cần Thơ. Vậy pháp luật xử lý như thế nào đối với hành vi sản xuất, in tiền giả?
Tóm tắt vụ việc thực tế
Ngày 3/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ đang thụ lý, điều tra vụ tàng trữ, sản xuất tiền giả xảy ra tại xã Mỹ Khánh, do Công an huyện Phong Điền chuyển lên.
Theo điều tra ban đầu, đêm khuya ngày 30/8, Công an huyện Phong Điền đã bắt quả tang T.V.T. (36 tuổi, ngụ tại tỉnh An Giang) đang tàng trữ tiền giả tại căn nhà ở xã Mỹ Khánh.
Tại hiện trường, công an thu giữ máy ép nhựa, máy ép nylon, nhiều tờ giấy A4 in hình tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng…
T. khai nhận máy móc và các khổ giấy in hình tiền là của bà P.T.T.H (ngụ quận Bình Thủy).
H. khai, hồi tháng 6, bà ta nảy sinh ý định làm tiền giả để tiêu xài. Bà H. mua các thiết bị và 2 máy in màu để làm ra các tờ tiền giả nêu trên.
Bà H. đã thuê lại địa điểm của T., để thực hiện làm tiền giả với 3 lần nhưng chưa đạt. T. chứng kiến sự việc bà H. làm tiền giả.
Cơ quan An ninh điều tra đã tạm giữ các tang vật nêu trên để điều tra.
Căn cứ pháp lý xử lý vi phạm đối với hành vi sản xuất, tàng trữ tiền giả
Điều 207 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành tiền giả cụ thể như sau:
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Theo như quy định của pháp luật thì cơ quan chức năng cần phải điều tra làm rõ số tiền mà các đối tượng sản xuất là bao nhiêu để làm căn cứ định tội. Trước những hành vi đó thì các đối tượng có thể bị phạt kết án trong khung phạt tù từ 03 – 20 năm tù kèm theo đó có thể phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.
Các đối tượng làm tiền giả đang ngày càng liều lĩnh khi tự động trang bị các thiết bị làm tiền giả để sản xuất và tiêu thụ.Nguy hiểm hơn nữa là có những đối tượng làm tiền giả sau đó bán ra và thu tiền thật về nên các cơ quan chức năng cần tích cực điều tra xử lý ngăn chặn hành vi này.
Việc sản xuất tiền giả ngày một lan rộng sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế làm mất cân bằng dịch vụ mua bán hàng hóa và gây hoang mang trong người dân.
Trước nạn sản xuất tiền giả nói trên người dân cần nâng cao cảnh giác đối với các giao dịch tiền tệ. Đối với những tờ tiền có mệnh giá lớn cần phải kiểm tra kỹ, tránh bị lừa đảo. Pháp luật sẽ nghiêm trị các hành vi này.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Những nội dung nào phải công khai khi dạy thêm ngoài nhà trường? Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?