Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Rao bán súng tự chế trên mạng xã hội bị xử lý ra sao?
Bài viết dưới đây sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến việc rao bán súng tự chế trên mạng xã hội bị xử lý ra sao?
Rao bán súng tự chế trên mạng xã hội bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Tổng quan về súng tự chế
1. Súng tự chế là gì? Súng tự chế có các loại nào?
Súng tự chế là loại súng được chế tạo hoặc sửa đổi từ các vật liệu có sẵn hoặc các bộ phận khác, không qua sản xuất chính thức từ các nhà máy, xí nghiệp có giấy phép. Súng tự chế thường không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng, và có thể được chế tạo bởi những người không có chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất vũ khí.
Các loại súng tự chế thường được sử dụng bất hợp pháp, và việc chế tạo, sở hữu hoặc sử dụng súng tự chế là hành vi vi phạm pháp luật ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Những súng này có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và những người xung quanh do không đảm bảo các yếu tố an toàn kỹ thuật, dễ bị nổ hoặc gây tai nạn.
Tuỳ từng loại, mức độ tự chế mà súng tự chế có thể là súng quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao...
(Lưu ý: Thông tin về "Súng tự chế" chỉ mang tính chất tham khảo")
2. Pháp luật quy định như thế nào về vũ khí là súng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2,3,5 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định về các loại vũ khí bao gồm súng như sau:
[1] Vũ khí quân dụng:
(i) Súng cầm tay, súng vác vai, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi và vũ khí khác thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này;
(ii) Súng bắn đạn ghém, súng nén khí, súng nén hơi, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
(iii) Vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
(iv) Súng săn, vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024, vũ khí quy định tại điểm a khoản 5 và dao có tính sát thương cao quy định tại khoản 6 Điều này sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật;
(v) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại (i) bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa;
(vi) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại (ii) bao gồm: thân súng, bộ phận cò;
(vii) Vũ khí khác có tính năng, tác dụng, khả năng gây sát thương tương tự như vũ khí quy định tại (i) hoặc (ii), không thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
[2] Súng săn: là súng kíp, đạn sử dụng cho súng này sử dụng vào mục đích săn bắn.
[3] Vũ khí thể thao:
- Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được trang bị, sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao;
- Vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 dùng để luyện tập, thi đấu thể thao;
- Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản này bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa.
Như vậy, những vật dụng nếu trên được xem là súng trừ những linh kiện cơ bản riêng lẻ của súng như thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa.
Rao bán súng tự chế trên mạng xã hội bị xử lý ra sao?
Hiện nay hành vi rao bán súng tự chế trên mạng xã hội là hành vị bị cấm và vi phạm pháp luật, người rao bán súng tự chế có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nội dung chế tài được quy định cụ thể tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
[1] Đối với xử phạt hành chính được quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
"4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;
..."
[2] Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể như sau:
Theo đó khung hình phạt tù thấp nhất đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 02 năm và tối đa lên đến 07 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó Theo quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, những sản phẩm bị cấm quảng cáo bao gồm súng săn và đạn của súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản hàng hóa, sản phẩm mang tính kích động bạo lực.
Như vậy, hành vi quảng cáo súng tự chế trên mạng là hành vi bất hợp pháp và nếu vi phạm sẽ có chế tài nghiêm khắc tùy theo tính chất vi phạm.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];