Phòng vệ thương mại gồm vụ việc nào? Trường hợp nào là không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại?
Phòng vệ thương mại là gì? Bao gồm những vụ việc nào? Pháp luật quy định phương pháp gì để xác định giá xuất khẩu của hàng hóa bị điều tra bán phá giá?
Phòng vệ thương mại là gì? Kể tên các vụ việc phòng vệ thương mại?
Phòng vệ thương mại là các biện pháp mà một Quốc Gia sử dụng để tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh đột biến, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp phòng vệ thương mại chỉ áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Nội dung "phòng vệ thương mại là gì?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Các vụ việc phòng vệ thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 86/2025/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Vụ việc chống bán phá giá;
(2) Vụ việc chống trợ cấp;
(3) Vụ việc tự vệ;
(4) Vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Các vụ việc phòng vệ thương mại 2025 (Hình từ internet)
Thế nào là không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
[1] Không hợp tác trong quá trình điều tra, rà soát vụ việc phòng vệ thương mại là trường hợp các bên:
(i) Từ chối cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tại chỗ theo yêu cầu;
(ii) Từ chối cho Cơ quan điều tra tiếp cận thông tin, tài liệu theo yêu cầu;
(iii) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra trong thời hạn quy định;
(iv) Cung cấp thông tin, tài liệu mà Cơ quan điều tra xác định là không chính xác hoặc gây nhầm lẫn.
[2] Đối với vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong trường hợp không chấp nhận thông tin, tài liệu đã được các bên cung cấp, Cơ quan điều tra sẽ thông báo cho bên cung cấp thông tin, tài liệu và yêu cầu giải trình trong một khoảng thời gian nhất định.
Trường hợp bên cung cấp thông tin không giải trình hoặc giải trình không được Cơ quan điều tra chấp nhận, Cơ quan điều tra sẽ xác định thông tin, tài liệu là không chính xác hoặc gây nhầm lẫn theo quy định tại (iv).
Phương pháp nào để xác định giá xuất khẩu của hàng hóa bị điều tra bán phá giá?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 86/2025/NĐ-CP, phương pháp xác định giá xuất khẩu của hàng hóa bị điều tra bán phá giá như sau:
[1] Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra bán phá giá, trợ cấp được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.
[2] Trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu như sau:
(i) Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên theo các điều kiện xuất nhập khẩu mà Cơ quan điều tra xác định là hợp lý. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2025/NĐ-CP;
b) Nếu không xác định được giá xuất khẩu theo điểm a khoản này, giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
[3] Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại [2] trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2025/NĐ-CP hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định:
Xác định mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa tương tự và tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Nhà sản xuất hàng hóa tương tự được xác định là có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương trong các trường hợp sau:
a) Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;
b) Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;
c) Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.
2. Một bên có thể được xác định là kiểm soát một bên khác khi bên đó có quyền chi phối về mặt pháp lý hoặc trên thực tế các chính sách tài chính hoặc hoạt động của bên khác thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;
b) Công ty với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
c) Công ty với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty đó và ngược lại;
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];