Nhật ký tân sinh viên và những điều chưa kể

Những ngày này chính là khoảng thời gian các bạn học sinh cuối cấp đang tất bật chuẩn bị hành trang lên thành phố nhập học để bắt đầu con đường học đại học. Lên đại học đồng nghĩa với việc chúng ta mang theo hoài bão cùng với những mộng tưởng thời cấp 3 nhưng thực tế lại không như ta tưởng. Nhớ những ngày mới bắt đầu cuộc sống sinh viên mình cũng đã gặp không ít những chuyện dở khóc dở cười ở Sài Gòn và mình muốn chia sẻ lại những tháng ngày đó như là một kỷ niệm của tuổi trẻ chập chững bước vào đời.

Đăng bài: 07:41 24/08/2020

Phố thị xa hoa không như tưởng tượng

Ngày đầu chân ướt chân ráo lên Sài Gòn cùng mẹ làm thủ tục nhập học. Vào trường cái gì cũng bỡ ngỡ điều gì cũng mới lạ đối với một đứa ở vùng cao Tây Nguyên như mình. Sau khi hoàn thành xong thủ tục, tìm phòng trọ sắp xếp chỗ ăn chỗ ngủ mua các vật dụng cần thiết thì mẹ cũng trở lại quê và cuộc sống “không gia đình” chính thức bắt đầu.

Sài Gòn khác hẳn quê mình, ở đây náo nhiệt 12h đêm vẫn sáng đèn lúc  nào thành phố cũng vội vã gấp gáp. Không mang tâm thế là một vị khách du lịch khám phá Sài Gòn hoa lệ mình bắt đầu tập quen với cuộc sống nơi này sáng đi học chiều lại chen chúc trong dòng người hối hả trở về phòng trọ. Vài ngày đầu trong những cuộc nói chuyện với mẹ mình vẫn hào hứng kể: “Ở đây tốt mẹ ạ, lên trường gặp nhiều bạn mới, con có thể thích nghi nhanh được. Con thấy thích Sài Gòn mẹ đừng lo.”

Nhưng những cuộc nói chuyện tiếp theo lại bắt đầu nhận ra nơi đây có vài lỗ hổng mà cần “vá nhanh” trước khi quá muộn: Tiếng ồn ào xe cộ nguyên đêm, những món ăn nêm nếm quá nhiều đường không hợp khẩu vị, đặc sản “kẹt xe” khiến mình ngộp thở rệu rã mỗi khi về nhà, mình bắt đầu học những môn đại cương đầu tiên trên trường mà mơ hồ chả hiểu nó giúp ích được gì cho bản thân sau này. Cảm giác bản thân như một cái cây nhỏ chưa trưởng thành đã bị bật gốc mang đến khu đất mới cứ tưởng héo úa may thay đã kịp bật chế độ “thích nghi” để tự cứu lấy mình.

Là những chuỗi ngày tự lập và tự lập.

Chẳng có bố mẹ ở bên để đưa đón đi học như thời cấp 3 nên xem chuông báo thức là bạn và dĩ nhiên sẽ có những ngày cúp tiết vì mải miết ngủ do hôm qua lo cày dở bộ phim ngôn tình mà quên đặt báo thức. Học đại học không phải khung giờ cố định như học cấp 3 nên thời gian biểu phải sắp xếp linh hoạt: ngày học sáng, hôm học chiều, học thêm tiếng anh lại vào ca tối và mình cần phải ghi lịch trình rõ ràng đặt lịch hẹn trong điện thoại để ghi nhớ.

Mấy tháng đầu tiên cảm giác ăn cơm tiệm ngán đến phát khóc, đồ ăn lại nêm nếm không hợp khẩu vị khi đó mới chợt nhận ra khoảng khắc hạnh phúc nhất đơn giản là bữa cơm mẹ nấu.

Không có ai nhắc nhở học bài, không ai cằn nhằn mỗi khi thức khuya muốn làm gì thì làm tự do tuyệt đối nhưng lại cảm giác trống trải đến lạ. Có những ngày cơ đơn nằm trong căn phòng trọ nhỏ xíu nhìn 4 bức tường chán nản cứ tự đặt câu hỏi cho bản thân: mình ở đây làm gì? Sài Gòn liệu có nuôi sống mình trong tương lai hay không?
Còn nhớ ngày học cấp 3 mong đỗ đại học thật nhanh để thoát khỏi “vòng kiềm kẹp” của bố mẹ lên đại học rồi lại ghen tị muốn chết với những đứa có nhà ở Sài Gòn, có gia đình, có chỗ dựa mỗi khi gặp khó khăn còn mình mỗi lần nhớ nhà tưởng không chịu nổi cũng không thể vượt gần 600km xa xôi để về vì còn học hành, làm thêm hay tiền bạc tốn kém.

Những lần chông chênh nơi đất khách quê người

Lỡ mang trong mình tâm thế học đại học toàn chơi, nhàn lắm cùng với sự tự cao ngủ quên trong chiến thắng rằng mình thật sự khá giỏi mới đậu được vào trường mình mong muốn nên nguyên kỳ 01 của năm nhất mình chẳng học hành gì cả. Mình nghỉ đúng các số buổi mà mỗi môn học quy định, thời gian lên lớp ngoài điểm danh cho có, bấm điện thoại ra thì là ngủ, ngày mai thi hôm nay mới chịu mày mò học bài và bạn tưởng tượng xem điều gì đã xảy ra. May thay là chưa rớt môn nhưng kết quả học tập lẹt đẹt khiến bản thân thụt lùi phía sau và mình chợt nhận ra “đại học chứ không phải học đại” sẽ không ai nhắc nhở và giúp đỡ chăm sóc mình như những ngày học cấp ba và mọi sai lầm đều được trả giá bằng tiền (nếu rớt môn phải học lại). Cần chấn chỉnh lại bản thân để có tương lai tốt hơn.

Quản lý tiền bạc không tốt nên tình trạng “cháy túi” những ngày cuối tháng là chuyện thường như ở huyện đối với sinh viên. Sinh viên nghèo thì ai cũng biết nhưng sinh viên nghèo cuối tháng thì kinh khủng hơn cả. Mọi thứ chỉ gói gọn trong “chiếc bụng đói”. Có những lý do mà cuối tháng đó mình nghèo khổ đến nỗi không có mồng tơi mà ăn như là: mua đồ quá nhiều, hư xe, đóng tiền học lại, nộp phạt cho cảnh sát giao thông,… và những lúc này thực đơn quen thuộc lại xuất hiện: mì tôm, cháo gói, bánh mì để cứu đói trước khi tài khoản lại vang lên 2 tiếng “ting ting” cứu viện từ bố mẹ.

Sài Gòn là mảnh đất màu mỡ để mưu sinh nên có thể gặp đủ loại người trong xã hội: bị lừa tiền cũng bị rồi, cướp giật cũng được trải nghiệm qua, mấy con người đa cấp ra rả dụ dỗ sinh viên mình cũng được gặp. Mỗi lần là mỗi trải nghiệm mỗi bài học nhưng sao vẫn cứ bị lừa hoài và bắt đầu tập quen với điều đó.

Lần đó bị lừa hai tháng cọc tiền thuê nhà vì người nhận cọc thật chất cũng là người thuê lại căn nhà này đang ở yên lành thì chủ nhà chính thức dọn đến bảo người kia đã hết hợp đồng thuê nhà và nhà sẽ tiến hành trả trong tháng sau. Dĩ nhiên chả biết làm gì ngoài việc gọi điện về nhà khóc với mẹ và ngậm ngùi dọn đi vì không cách nào liên lạc được với người đã cho thuê trước đó. Đây là cú lừa lớn nhất và thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi bước chân vào Sài Gòn học đại học

Lần bị cắt quai túi trên đường đi học về ở cầu Thủ Thiêm là trường hợp đỉnh cao cướp giật ở Sài Gòn vì mãi cho đến khi hoàn hồn lại mình vẫn chẳng lý giải nổi tại sao mọi hành động có thể nhanh thoăn thoắt đến vậy hên là điện thoại để trong túi, thẻ ATM được cất vào sau ốp điện thoại. Lần này mình bình tĩnh hơn không khóc nữa mà xin nghỉ học 1-2 ngày gần nhất bắt xe về quê làm lại giấy tờ.

Và nhiều nhiều những câu chuyện dở khóc dở cười khác mà sau này khi nhìn lại tất cả chính là bài học là trải nghiệm đáng có của thời sinh viên giúp rèn luyện bản thân mình có kỹ năng sống hơn và thích nghi tốt hơn với nơi này.

Bỗng chốc nhận ra…

Ở Sài Gòn lâu dần sẽ bật được chế độ phòng vệ và biết tiếp thu những điều tốt đẹp nơi đây. Bỗng nhiên bạn cảm thấy việc học ở trường thú vị và bắt đầu quen dần guồng quay của nó. Bạn bè nhiều hơn mối quan hệ rộng mở hơn thì cuộc sống trở nên thú vị hơn.

Đồ ăn Sài Gòn nhiều chỗ cũng ngon lành có khi về quê lại thèm cũng nên. Người Sài Gòn xuề xòa dễ tính không cau nệ lại nhiệt tình.

Sài Gòn thì nắng mưa thất thường nhiều lúc như tâm trạng của mình vậy riết rồi lại quen. Cái chuyện lạc đường với siêu phẩm ngõ ngách dĩ nhiên diễn ra như cơm bữa và mỗi lần biết bản thân sai hướng thì lại tặc lưỡi cho qua nhờ sự trợ giúp của chị Google.

Và nhận ra cuộc sống sinh viên nhàm chán quá lại không hay. Ở đây mình học được nhiều bài học mà không kiến thức trên lớp nào có thể truyền tải được.

Mỗi bạn sẽ có một cuộc sống sinh viên khác nhau tùy vào điều kiện hay cái nhìn cá nhân nhưng quả thật những ngày đầu làm tân sinh viên với “trang giấy trắng” đi học đại học gặp bao nhiêu chuyện trên đời sẽ làm bạn cảm thấy cuộc sống này muôn màu muôn vẻ lắm vấp ngã rồi sẽ đứng dậy. Dựa dẫm cũng phải đến lúc tự lập và cuối cùng là: Ai rồi cũng sẽ trưởng thành.

0

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

23/01/2025

Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?

23/01/2025

Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?

23/01/2025

Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

23/01/2025

Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved