Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nhặt được của rơi, vẫn có quyền sở hữu tài sản của người khác đánh rơi bỏ quên đúng hay sai?
Theo nguyên tắc đạo đức khi nhặt được của rơi thì phải giao nộp đến cơ quan công an gần nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng có vài trường hợp lòng tham vô đáy mà chiếm dụng luôn tài sản của người khác. Ngoài ra khi nhặt được của rơi mà không tìm thấy chủ thì người nhặt cũng có quyền “bỏ túi” tức làm chủ sở hữu của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định pháp luật.
Người nhặt được tài sản bị đánh rơi hoàn toàn có thể trở thành chủ sở hữu mới
Nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất là lẽ dĩ nhiên vì tại khoản 1 điều 230 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ:
“Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó;
Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.”
Đồng thời người nhặt được tài sản cũng được thông báo về kết quả xác minh.
Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 230 BLDS 2015 cũng quy định thêm về quyền sở hữu tài sản bị mất mà không tìm được chủ sở hữu thuộc về người thông báo trả lại tài sản đó cụ thể:
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Nhặt được của rơi mà không trả lại người mất sẽ bị xử lý như thế nào?
Người nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố ý không trao trả cho người đánh mất hoặc không giao nộp cho UBND cấp xã, Công an cấp xã sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Về hướng xử phạt hành chính:
Theo điểm e, khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.
Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó là do vi phạm pháp luật mà có…
Về hướng xử lý hình sự:
Theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm khi có yêu cầu mà tài sản trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì mức phạt cao hơn: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên chỉ có thể chuyển đổi quyền sở thành của người nhặt được tài sản khi và chỉ khi nộp tài sản lại với cơ quan chức năng sau thời gian 1 năm kể từ ngày nộp tài sản, đó còn tùy thuộc vào loại tài sản mà người nhặt được sẽ được sở hữu theo luật định.
Ngoài ra hành vi cố tình không giao nộp trả lại tài sản mà người khác đánh rơi bỏ quên có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?